Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi lo sau SEA Games 32

PV - 10:50, 31/05/2023

Dù giành thành tích hạng nhất tại SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng việc chỉ có chưa đến 60% số huy chương ở các môn nằm trong chương trình thi đấu Olympic (chưa kể phong độ thi đấu trồi sụt của nhiều vận động viên đỉnh cao) khiến mục tiêu lọt vào Top 3 khu vực Đông Nam Á tại đấu trường ASIAD (tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới) của thể thao Việt Nam trở nên rất khó khăn.

Vận động viên Huy Hoàng là hy vọng số một của môn bơi Việt Nam tại ASIAD 2023. (Ảnh Dũng Phương)
Vận động viên Huy Hoàng là hy vọng số một của môn bơi Việt Nam tại ASIAD 2023. (Ảnh Dũng Phương)

Tại Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 2018 (tổ chức tại Indonesia), Đoàn Thể thao Việt Nam giành được 5 Huy chương vàng (HCV), xếp hạng 16/37 chung cuộc. Với thành tích này, Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Indonesia (giành 31 HCV, xếp hạng 4 chung cuộc); Thái Lan (11 HCV, hạng 11) và Malaysia (7 HCV, hạng 14).

Trong số 5 HCV của Việt Nam, nổi bật là 2 HCV ở môn điền kinh của Bùi Thị Thu Thảo (nhảy xa, thành tích 6,55m) và Quách Thị Lan (400m rào, thành tích 55 giây 30). Riêng trường hợp Quách Thị Lan được đôn lên do đối thủ giành HCV (vận động viên Kemi Adekoya thi đấu cho Bahrain) dính scandal doping nên bị tước danh hiệu. Hiện nay, Quách Thị Lan cũng bị cấm thi đấu vì vướng Scandal Doping.

Song, kể cả nếu có được quyền tham dự ASIAD 2023, thì thành tích của Lan cũng kém xa đối thủ người Malaysia đã xác lập tại SEA Games 32 vừa qua (với thành tích 52 phút 53 giây). Còn ở nội dung nhảy xa, Bùi Thị Thu Thảo với phong độ sa sút chỉ giành được Huy chương Bạc (HCB) tại SEA Games 32 với thành tích 6,13 m (thua sút tới 43 cm so với thành tích của chính Thảo 4 năm trước).

Tại SEA Games 32 vừa qua, Việt Nam có 2 kỷ lục ở môn bơi của Phạm Thanh Bảo, đều ở nội dung bơi ếch nam; trong đó thành tích 1 phút 00 giây 97 (cự ly 100 m ếch) và 2 phút 11 giây 45 (cự ly 200m ếch). Nhưng nếu so sánh với thành tích gần đây của vận động viên châu Á thì còn cách khá xa.

Do đó, hy vọng kiếm huy chương ASIAD ở môn bơi của Việt Nam chỉ còn trông đợi vào kình ngư Nguyễn Huy Hoàng. Tại SEA Games 32 ở Campuchia, thành tích của Vũ Huy Hoàng chưa thật sự ấn tượng: Giành HCV ở cự ly 1.500 m với kết quả 15 phút 11 giây 24, còn kém xa so với thành tích 15 phút 1 giây 63 giúp tuyển thủ này giành HCB tại ASIAD 2018. Lãnh đạo ngành thể thao cho rằng, do Huy Hoàng đang dốc sức tập huấn chuẩn bị cho ASIAD nên chưa đúng “điểm rơi” phong độ.

Như thế, để Huy Hoàng có thể giành huy chương tại ASIAD vào cuối năm đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của thể thao Việt Nam cũng như nỗ lực của chính tuyển thủ này. Huy Hoàng sẽ phải làm nhiệm vụ kép tại ASIAD là phấn đấu giành huy chương và đạt chuẩn A để được dự Olympic 2024 (tối thiểu là 15 phút 00 giây 99, tức còn cao hơn cả thành tích HCV tại ASIAD 2018).

Trong số các môn thể thao Việt Nam có cơ hội giành được huy chương tại ASIAD 2023, thì Taekwondo được kỳ vọng với gương mặt hàng đầu là võ sĩ Trương Thị Kim Tuyền. Kim Tuyền từng giành HCV châu Á và là niềm hy vọng lớn nhất trên các đấu trường lớn. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của Kim Tuyền là đối thủ Thái Lan, Wongpattanakit Panipak-đương kim vô địch thế giới lẫn Olympic.

Mục tiêu chính của Kim Tuyền là vượt qua Wongpattanakit Panipak. Để làm được điều đó, Kim Tuyền cần vượt qua rào cản cả về tâm lý lẫn kỹ thuật, chiến thuật và thể lực. Điều đó cần sự hậu thuẫn rất lớn của Tổng cục Thể dục-Thể thao và Liên đoàn Taekwondo Việt Nam. Kim Tuyền và các huấn luyện viên của cô phải tham khảo kinh nghiệm trường hợp của nam võ sĩ Taekwondo Phạm Đăng Quang - người vừa thành công tại SEA Games 32. Sau 3 lần thua các võ sĩ Thái Lan, Đăng Quang đánh bại chính đối thủ mà mình đã thua cả 2 lần trước đó - võ sĩ Napat Sritimongkol - để giành HCV hạng 63 kg nam.

Cử tạ cũng là một trong số ít môn thể thao có thể đưa tên tuổi các vận động viên Việt Nam xuất hiện ở các lễ trao giải tầm cỡ thế giới và châu lục. Chúng ta từng thành công với đô cử Hoàng Anh Tuấn (HCB cử tạ Olympic 2008 hạng 56 kg); Thạch Kim Tuấn (giành 3 Huy chương đồng (HCĐ) tại Giải vô địch cử tạ thế giới 2013, nhưng hiện đang sa sút phong độ); Nguyễn Quốc Toàn vừa phá 3 kỷ lục ở hạng cân 89 kg (với tổng thành tích 345 kg tại SEA Games 32).

Tuy vậy, hạng cân này sẽ khó có cơ hội để giành huy chương nếu so sánh với thành tích 396 kg của đô cử Li Dayin (Trung Quốc) đoạt HCV tại Giải vô địch châu Á mới đây. Hoàng Thị Duyên từng là ứng cử viên giành huy chương Olympic 2020 nhưng cũng chỉ giành HCĐ ở SEA Games 32. Hiện nay, cử tạ Việt Nam chỉ còn kỳ vọng vào đô cử trẻ K’Dương - người vừa xuất sắc giành 3 HCV tại Giải vô địch cử tạ thanh thiếu niên thế giới 2023 ở hạng cân 55 kg nam (với các thành tích 114 kg cử giật; 144 kg cử đẩy và 258 kg tổng cử).

Ở tuổi 16, K’Dương đã phá 3 kỷ lục của chính mình xác lập năm 2022 (với thành tích 113 kg cử giật; 143 kg cử đẩy và 256 kg tổng cử). Đây chính là tài năng của cử tạ Việt Nam, nhưng để trở thành nhà vô địch ASIAD thì cần có chương trình huấn luyện đặc biệt với các chuyên gia giỏi.

Việt Nam còn có một số bộ môn có khả năng giành huy chương tại ASIAD 2023 (như: Khiêu vũ thể thao; Wushu; xe đạp, đua thuyền…), song cơ hội đoạt HCV không cao. Lọt vào tốp 3 nước dẫn đầu của khu vực Đông Nam Á tại ASIAD lần này cần nỗ lực rất lớn của ngành thể thao Việt Nam. ASIAD và Olympic không phải là đấu trường dành cho số đông.

Tại đây, chỉ có những vận động viên chuyên nghiệp, tài năng được đào tạo bài bản, liên tục ở trình độ đỉnh cao mới có thể vươn tới. Thể thao Việt Nam sau khi giành nhiều HCV nhất tại “cuộc chơi” phạm vi hẹp là SEA Games thì đã đến lúc phải thay đổi chiến lược đầu tư, tập trung phát triển các môn thể thao Olympic.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 15:38, 21/05/2025
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 15:32, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.