Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

SEA Games 32: Rượt đuổi ngẹt thở, liên tiếp thẻ đỏ và tấm HCV sau 32 năm của U22 Indonesia

Hoàng Quý - 09:44, 17/05/2023

Đội tuyển U22 Indonesia đã đánh bại U22 Thái Lan trong trận chung kết môn Bóng đá nam SEA Games 32 để có được tấm huy chương Vàng sau 32 năm chờ đợi.

U22 Indonesia có tấm HCV SEA Games sau 32 năm chờ đợi (Ảnh IT)
U22 Indonesia có tấm HCV SEA Games sau 32 năm chờ đợi (Ảnh IT)

Hưng phấn sau chiến thắng trước U22 Việt Nam, đội tuyển U22 Indonesia nhập cuộc trận chung kết một cách đầy tự tin. Ngay khi tiếng còi khai cuộc cất lên, U22 Indonesia đã có một pha lên bóng nhanh nhưng đường chuyền cuối lại chưa hợp lý.

Phút thứ 3, Marselino cầm bóng trước khu vực 16m50 Thái Lan, rồi dứt điểm nhanh, nhưng bóng đi vọt xà rất cao. Sau đó 1 phút, Marselino có một pha dứt điểm nhưng do xử lý vội vàng khiến bóng đi ra ngoài khung thành U22 Thái Lan.

Sau những phút bất ngờ, U22 Thái Lan dần lấy lại bình tĩnh và kiểm soát thế trận tốt hơn. Phút thứ 7, Thái Lan phản công nhanh, bóng được đưa lên phía trên cho Teerasak. Thủ môn Ernando phải băng ra ngoài vùng cấm để phạm lỗi, ngăn cản pha tấn công nguy hiểm của đối phương.

Những phút sau đó, 2 đội liên tục thực hiện những pha ăn miếng trả miếng đầy hấp dẫn. Trong khi U22 Thái Lan tận dụng khả năng di chuyển không bóng linh hoạt để tạo cơ hội thì U22 Indonesia lại tìm kiếm cơ hội thông qua các cú sút xa.

Khi thế trận đang có phần cân bằng thì bất ngờ U22 Indonesia có bàn thắng mở tỉ số của trận đấu. Phút 21, từ quả ném biên rất mạnh của Dewangga, tiền đạo Sananta đánh đầu khó khiến Songchai đá phản lưới nhà ở cự ly gần.

Sau khi vượt lên dẫn trước, U22 Indonesia thi đấu đầy hưng phấn, khiến U22 Thái Lan không thể triển khai thế trận như ý muốn. Điều này khiến U22 Thái Lan phải đưa Achitpol, Bukkoree ra nghỉ và Anan, Pongsakorn vào thay hòng bịt được các khoảng trống bên cánh phải, và tăng cường sự cơ động, tốc độ trên hàng công.

Những thay đổi này chưa tỏ ra thực sự hiệu quả thì U22 Thái Lan tiếp tục phải nhận bàn thua thứ 2 ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 1. Phút 45+5, từ cú phất dài lên của Didho, Sanata tận dụng sự thiếu ăn ý giữa hai trung vệ Thái Lan để chạm chân vừa đủ để trái bóng nẩy qua thủ môn Soponvit đang lên hơi cao, đi vào khung thành bỏ trống.

Trận chung kết đầy máu lửa giữa U22 Indonesia và U22 Thái Lan (Ảnh IT)
Trận chung kết đầy máu lửa giữa U22 Indonesia và U22 Thái Lan (Ảnh IT)

Bước sang hiệp 2, U22 Thái Lan tung tiền vệ công Purachet vào sân thay Chayapipat để cải thiện khả năng tấn công. Thay đổi này lập tức cho thấy hiệu quả, khi các đợt tấn công của U22 Thái Lan tỏ ra nguy hiểm hơn hẳn.

Phút 51, U22 Thái Lan phối hợp ăn ý trước vòng cấm đối phương, trước khi bóng được đưa sang trái để Settasit sút xa, căng chìm. Nhưng thủ môn Ernando đổ người chính xác để đẩy bóng, cứu thua cho U22 Indonesia.

Sau những nỗ lực tấn công, U22 Thái Lan cũng có được bàn thắng rút ngắn tỷ số ở phút 65. Bắt nguồn từ quả phạt góc bên cánh trái, Anan bật cao đánh đầu tung lưới U22 Indonesia, rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2.

Có bàn được bàn thắng, U22 Thái Lan tiếp tục đẩy cao đội hình, dốc toàn lực tấn công trong khoảng thời gian cuối trận. Cố gắng của “bầy voi chiến” được đền đáp một cách “điên rồ” ở những giây cuối cùng của trận đấu. Trong tình huống Yotsakon lao xuống dũng mãnh, vượt qua 2 hậu vệ đối phương rồi kết thúc cận thành san bằng tỷ số 2-2, kéo trận đấu vào 2 hiệp phụ.

Bắt đầu hiệp phụ thứ nhất, U22 Indonesia ngay lập tức vươn lên dẫn trước. Irfan tận dụng sai lầm của hàng thủ U22 Thái Lan, lốp bóng qua đầu thủ môn Soponwit, nâng tỷ số lên 3-2.

Sau tình huống này, trận đấu tạm thời gián đoạn vì bạo lực. Theo đó, liên tiếp những chiếc thẻ đỏ được rút ra. Trung vệ Komang bên phía U22 Indonesia và thủ môn Soponwit của U22 Thái Lan đã phải nhận thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi bạo lực. Một loạt cầu thủ dự bị cũng như trợ lý 2 bên cũng phải nhận thẻ đỏ.

Sau tình huống này, phút 102, U22 Thái Lan tiếp tục mất người khi Trung vệ Jonathan Khemdee vừa phải nhận thẻ vàng thứ hai. Lúc này, U22 Thái Lan chỉ còn thi đấu với 9 người trên sân và tấm huy chương Vàng đang cách xa họ hơn bao giờ hết.

Với việc chỉ còn 9 cầu thủ, U22 Thái Lan chỉ có thể co cụm phòng ngự trước các đợt tấn công của U22 Indonesia. Tuy nhiên, các cầu thủ U22 Thái Lan cũng chỉ có thể đứng vững được đến phút 106. Trong tình huống này, U22 Indonesia phối hợp tốt trước khi Fajar ghi bàn bằng pha vặn người sút như trái phá từ mép vòng cấm, nâng tỷ số lên 4-2.

Phút 118, Thái Lan chỉ còn 8 cầu thủ trên sân sau khi tiền đạo Teerasak phạm lỗi, lĩnh thẻ vàng thứ hai thành thẻ đỏ gián tiếp ở phút 118.

Phút 120, tận dụng sự lóng ngóng của Anan, Beckham dứt điểm chìm vào góc xa ấn định tỷ số 5-2 nghiêng về U22 Indonesia.

Kết thúc trận đấu, U22 Indonesia giải cơn khát huy chương Vàng bóng đá nam SEA Games dài 32 năm bằng chiến thắng 5-2 trước Thái Lan trong trận chung kết căng thẳng và hỗn hoạn.

Kết quả trận đấu: Indonesia 5-2 Thái Lan

Ghi bàn: Sananta 21’ 45+5’; Irfan 91’; Fajar 107’; Beckham 120’ (Indonesia); Anan 65’; Burapha 90+10’ (Thái Lan)

Đội hình xuất phát:

Indonesia: Sutaryadi, Ramadhani, Arrizqi, Trisnanda, Raehan Alief, Ferdinan, Witan, Ramadhan, Rio Fahmi, Fajar, Sananta

Thái Lan: Soponwit, Bukkoree, Chatmongkol, Jonathan Khemdee, Songchai, Airfan, Channarong, Settasit, Chayapipat, Teerasak, Achitpol

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo Chí Tocepo Đầm Thị Nại (Tp. Quy Nhơn, Bình Định), Ban Tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh đã có buổi gặp gỡ báo chí, cung cấp thông tin về giải đua sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/3 trên Đầm Thị Nại. Đây là chặng thứ 2 của giải đua trong tổng số 8 chặng được tổ chức trong năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 9 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 9 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 9 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 9 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 10 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 10 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 10 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.