Buổi giao lưu có sự tham sự của các diễn giả: Đại tá, Cựu chiến binh, Nhà văn, Nhà báo Đặng Vương Hưng, tác giả của bộ sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam”; bà Trần Hồng Dung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản lý Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20”; Đại tá, Nhà văn Trần Trọng Giá, Thường trực Hội đồng quản lý Câu lạc bộ “Trái tim người lính’'.
Đã 69 năm đã trôi qua (1954 - 2023), nhưng ý nghĩa và tầm vóc của chiến dịch Điện Biên Phủ không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi sau chiến thắng Điện Biên Phủ là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 20 năm và chiến tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc kéo dài hàng chục năm... Hàng triệu những người con ưu tú nhất của Tổ quốc đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống hòa bình hôm nay.
Các diễn giả tham gia buổi giao lưu đã chia sẻ những thông tin quý và đầy xúc động về nguồn gốc cùng nội dung những là thư của những người lính được tập hợp qua cuộc vận động sưu tầm và xuất bản bộ sách “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt NamVới chủ đề “Những trang viết từ chiến trường", các diễn giả tham gia buổi giao lưu đã chia sẻ những thông tin quý và đầy xúc động về nguồn gốc cùng nội dung những là thư của những người lính được tập hợp qua cuộc vận động sưu tầm và xuất bản bộ sách “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam". Qua đó khán giả tham gia giao lưu đã có thêm góc nhìn mới đa dạng, nhiều chiều và sinh động về hai cuộc kháng chiến của dân tộc, trong đó có cuộc chiến đấu 56 ngày đêm kiên cường, quà cảm của quân và dân ta, làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hàng trăm lá thư được lựa chọn từ hàng triệu lá thư của những người lính trong khói lửa chiến tranh của hai cuộc kháng chiến được tác giả Đặng Vương Hưng giới thiệu tới bạn đọc qua cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam". Sách vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành vào tháng 4/2023 và lễ giới thiệu sách được tổ chức tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh vào ngày 15/4.
Theo nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng, đây là những cứ liệu lịch sử quý báu về một thời khói lửa đạn bom nhưng cũng đầy hảo hùng trong lịch sử dân tộc. “Những bức thư là những kỷ vật lịch sử của một thời, cho chúng ta biết những cảm xúc, suy tư của thế hệ ông cha trước những khoảnh khắc định mệnh của lịch sử, của đất nước và của cuộc đời mỗi con người. Cha ông ta đã sống như thế nào, đã yêu, đã hy sinh và cống hiến ra sao...”, nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng cho hay.
Cũng theo nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng, chính những trang thư, nhật ký, ghi chép… tưởng chừng rất đỗi riêng tư, lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu; chúng có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hoá của xã hội trong quá khứ; góp phần lý giải những bí mật của lịch sử, làm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta tốt đẹp hơn.
Qua đó, toàn cảnh các cuộc chiến được tái hiện từ chính những con người trong cuộc, đang ở giữa mưa bom bão đạn chiến đấu hết mình với niềm tin vào sự toàn thắng.
Điều đặc biệt ở chỗ, những trang thư được những người lính viết cho những người thân yêu nhất và cả cho chính mình, chứ không phải viết với tâm thể dành cho công chúng đọc.
Đó là những dòng thư có thể được viết vội trong lúc dùng nghỉ chân giữa những chặng hành quân, trước khi vào trận chiến, có những lá thư viết bằng thơ, có những lá thư được viết hộ vì người đứng tên không biết chữ... nhưng đó là những cảm xúc, nỗi lòng được bộc lộ trong những khoảnh khắc và bối cảnh tự nhiên nhất, chân thật nhất, bởi vậy mà nó rất thật, rất đời, rất sinh động và đầy cuốn hút.
Hầu hết tác giả của các lá thư thời chiến đến nay đã không còn, song, từng cánh thư tay với những dòng chữ viết vội trên trang giấy ố vàng bởi dấu vết thời gian đã trở thành chứng nhân lịch sử vô cùng sinh động về lý tưởng sống cao đẹp, hy sinh và cống hiến cho độc lập, tự do của dân tộc của cả một thế hệ.
Do vậy, thông qua buổi giao lưu, Đại tá, Cựu chiến binh, Nhà văn, Nhà báo Đặng Vương Hưng hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những điều thật ý nghĩa, bồi đắp, dung dưỡng lý tưởng sống cao đẹp, nhân văn, luôn biết ơn và tri ân đối với cha anh đã đánh đổi xương máu, đã ngã xuống vì non sông, vì nền độc lập dân tộc.
Cũng tại buổi giao lưu, bà Trần Hồng Dung - Phó chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20” chia sẻ những kỷ niệm xác động của hàng trăm chuyến đi về chiến trường xưa và tình cảm của các Cựu chiến binh đến với vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, là việc tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua các sự kiện được tổ chức cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua.
Cùng với đó, bạn đọc cũng được nghe Đại tá, Nhà văn Trần Trọng Giá, Thường trực Hội đồng Quản lý Câu lạc bộ “Trái tim người lính”, tâm sự về những kỷ niệm đầy xúc động tại chiến trường và những hoạt động của CLB "Trái tìm người lính", phát hiện những tấm gương thầm lặng hy sinh và cống hiến của người lính, những người không mặc áo lính, họ đang “vô danh" ở khắp các vùng miền trên cả nước.