Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Hương Trà - 11:14, 30/09/2024

Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội... là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10/2024.


Nhiều quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01/10/2024
Nhiều quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công

Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong đó, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.

Theo quy định mới, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định trên được thực hiện như sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP quy định căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Chương VI Nghị định này.

Việc mua sắm tài sản quy định trên không bao gồm mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP cũng bổ sung thêm Điều 3a quy định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2024. Các Điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở

Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở (sau đây gọi là nhà, đất) giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác với mục đích: Cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất); Tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.

Nghị định yêu cầu việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải đảm bảo hiệu quả, giải quyết nhu cầu về nhà, đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Việc giao nhà, đất cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà quản lý, khai thác được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà; tổ chức, cá nhân thuê nhà; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí nhà, đất sử dụng tạm thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định.

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, việc cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất) của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ các trường hợp thực hiện theo phương thức niêm yết giá.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2024.

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi

Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội; trong đó, quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội.

Theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP, công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.

Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).

Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định rõ 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội:

Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thỏa thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ công tác xã hội. Đây là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2024.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Kết thúc Hội đàm hẹp và tiến hành Hội đàm chính thức, chiều 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.
Tin nổi bật trang chủ
Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Kết thúc Hội đàm hẹp và tiến hành Hội đàm chính thức, chiều 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

Kinh tế - PV - 23:32, 30/09/2024
Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 07/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Trao tặng “ Nhà Đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer đón Lễ Sen Dolta

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Trao tặng “ Nhà Đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer đón Lễ Sen Dolta

Tin tức - Như Tâm - 23:31, 30/09/2024
Chiều ngày 30/9, tại xã Tài Văn, huyện, Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ bàn giao Nhà Đồng đội cho quân nhân chuyên nghiệp khó khăn về nhà ở là người dân tộc Khmer đang công tác tại Hải đội 2, thuộc Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang.
Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão lũ

Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão lũ

Kinh tế - PV - 23:30, 30/09/2024
Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Tin tức - Quỳnh Trâm - 23:30, 30/09/2024
Do ảnh hưởng của đợt mưa bão liên tục trong một thời gian dài, khiến nhiều điểm trên địa bàn các huyện vùng cao Thanh Hóa bị sạt lở đất đá, đặc biệt là tại các thôn bản biên giới của các huyện Quan Sơn, Mường Lát xuất hiện nhiều nơi nứt đồi, phải di dời khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.
Lào Cai: Nguy cơ sạt lở đất, di dời hàng chục hộ dân trong đêm

Lào Cai: Nguy cơ sạt lở đất, di dời hàng chục hộ dân trong đêm

Tin tức - Trọng Bảo - 23:27, 30/09/2024
Tối 30/9, lực lượng chức năng trên địa bàn phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã di dời khẩn cấp gần 20 hộ dân đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở ta luy.
Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer; Thông xe cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu; Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Gia Rai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Thời sự - BDT - 21:55, 30/09/2024
Ngày 30/9, kết thúc Hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Mông Cổ kiêm Chủ tịch Đảng Nhân dân cầm quyền của Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Mông Cổ kiêm Chủ tịch Đảng Nhân dân cầm quyền của Mông Cổ

Thời sự - PV - 21:50, 30/09/2024
Hội kiến Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene, tại Thủ đô Ulan Bato, chiều 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ hợp tác với Mông Cổ và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả và lâu dài, phù hợp với lợi ích, tiềm năng và nhu cầu hợp tác của cả hai nước.
Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mông Cổ phát triển nhanh, ngày càng đi vào thực chất

Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mông Cổ phát triển nhanh, ngày càng đi vào thực chất

Thời sự - PV - 21:50, 30/09/2024
Tại cuộc hội kiến giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Dashzegviin Amarbayasgalan, chiều 30/9, hai bên nhất trí tăng cường vai trò cơ quan lập pháp hai nước trong việc phối hợp hỗ trợ thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả và toàn diện, phù hợp với quan hệ Đối tác toàn diện.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột “Ươm mầm hạnh phúc” cho những em bé đầu tiên chào đời

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột “Ươm mầm hạnh phúc” cho những em bé đầu tiên chào đời

Sức khỏe - Lê Hường - 21:49, 30/09/2024
Sau gần 1 năm góp mặt vào chương trình “Ươm Mầm Hạnh Phúc”, hỗ trợ 10 cặp vợ chồng hiếm muộn được khám và điều trị miễn phí; Đến nay, đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã điều trị thành công cho 8 cặp vợ chồng, đón 3 em bé chào đời khỏe mạnh.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh DTTS

Hướng Hóa (Quảng Trị): Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh DTTS

Pháp luật - Văn Sáu - Phạm Tiến - 21:15, 30/09/2024
Ngày 30/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị), Công an huyện Hướng Hóa, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường THPT Lao Bảo tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy; an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh vùng DTTS ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa).