Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Nhiếp ảnh gia người Pháp trăn trở với văn hóa Việt

PV - 15:23, 22/05/2018

Bộ sưu tập “Di sản vô giá” của Réhahn đã được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (cuối năm 2017).

Ngay sau Lễ khai mạc trưng bày này, người ta thấy nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp ân cần hướng dẫn mọi người đi thăm quan những tác phẩm nhiếp ảnh của mình. Ở mỗi bức ảnh, ông đều dừng lại khá lâu kể lại chi tiết những câu chuyện về nhân vật, về trang phục truyền thống và nền văn hóa của họ. Có lẽ, nhiều người Việt Nam sẽ chạnh lòng trước những kiến thức tỉ mỉ, sự hiểu biết tinh tế của Réhahn về các dân tộc Việt Nam.

“Di sản vô giá”

Sinh ra tại Normandy (Pháp), khi đến Việt Nam du lịch lần đầu tiên với một tổ chức phi chính phủ vào năm 2007, Réhahn Croquevielle đã khám phá văn hoá Việt Nam qua ống kính với hơn 50.000 bức ảnh. Năm 2011, ông quyết định chọn TP. Hội An (Quảng Nam) làm nơi định cư lâu dài.

Nhiếp ảnh gia Réhahn giới thiệu tác phẩm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nhiếp ảnh gia Réhahn giới thiệu tác phẩm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

 

Hành trình 10 năm tại Việt Nam đã giúp Réhahn thực hiện rất nhiều dự án gây tiếng vang như cuốn sách ảnh “Việt Nam, những mảnh ghép tương phản” trở thành ấn phẩm bán chạy nhất ở Việt Nam và có mặt tại 29 quốc gia, bức ảnh “Những người bạn tốt” được giới thiệu tại hơn 25 quốc gia và xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí nổi tiếng như Conde Nast Traveler, The Times và National Geographic. Hai bức ảnh “Những người bạn tốt” và “Nụ cười ẩn giấu” của ông đã được lựa chọn vào Bộ sưu tập của Bảo tàng Asian House tại Havana (Cuba)...

“Di sản vô giá” là Dự án mới nhất được Réhahn ấp ủ thực hiện trong suốt sáu năm qua. Ông kể, bộ sưu tập này bắt đầu từ chuyến đi đầu tiên của ông đến miền Bắc Việt Nam năm 2011. Khi ấy, ông đã có cơ hội được gặp gỡ một số dân tộc mặc trang phục truyền thống, sống trong những ngôi nhà có kiến trúc cổ kính, dùng thổ ngữ và thực hiện những phong tục cổ xưa.

Tuy nhiên, trong cuộc hành trình thứ hai vào năm sau đó, Réhahn đã nhận ra những nền văn hóa độc đáo này đang dần bị mai một. Vào đúng lúc ấy, ý nghĩ về vai trò mới nhằm giới thiệu và bảo tồn sự đa dạng của những nền văn hóa này với tư cách là một nhiếp ảnh gia ngày càng rõ rệt trong ông.

Réhahn cho biết, mục tiêu của ông khi thực hiện Dự án là quảng bá các dân tộc Việt Nam đến bạn bè thế giới ngày càng rộng rãi hơn. Ông tin rằng khi nói nhiều về vấn đề này thì sẽ càng có nhiều người Việt Nam và nước ngoài nhận thức về nó và càng có nhiều dân tộc nhận ra tầm quan trọng của việc gìn giữ giá trị tuyền thống.

Đây cũng là lý do khiến Réhahn mở cửa Phòng Triển lãm Nghệ thuật Di sản vô giá ở Hội An đầu năm nay như một cống hiến nhỏ cho văn hóa Việt. Thế nhưng, ông luôn trăn trở: “Việt Nam đang nắm giữ những di sản vô giá. Nhưng, một ngày nào đó, trang phục của một dân tộc bất kỳ có thể sẽ biến mất, những câu chuyện truyền miệng bị quên lãng, các kỹ thuật chế tác công cụ, nhạc cụ cũng không còn”.

Tất cả vì tình yêu…

Thực hiện dự án “Di sản vô giá”, Réhahn đã đi nhiều nơi và trải qua không ít khó khăn. Để chụp được một bức ảnh về trang phục truyền thống của người Cor, ông phải qua 20 ngôi làng mới tìm được người phụ nữ mặc trang phục nguyên gốc, ông cũng phải mất ba năm mới tiếp cận được tộc người Rơ Măm... Sau mỗi bức ảnh, những nhân vật này đều trở thành bạn bè của ông, như cô bé Kim Luân người M’nông cho ông bức ảnh để đời “Những người bạn tốt”, cụ Lý Cà Sư, 91 tuổi người La Hủ, luôn chiếm vị trí đặc biệt trong trái tim ông, hay “Cô bé có đôi mắt xanh” người Chăm thừa hưởng từ đời ông cố người Pháp tên An Phước mà thi thoảng ông vẫn mời về Hội An chơi…

Réhahn cũng luôn dành thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết cùng các địa phương và những tổ chức có chung ước muốn bảo vệ văn hóa. Mới đây, ông đã phối hợp với tổ chức FIDR của Nhật Bản hỗ trợ tích cực cho việc tổ chức Đêm Văn hóa Cơ-tu ở Hội An. Chương trình đã diễn ra thành công và thu hút sự tham gia nhiệt tình của khách du lịch cũng như người dân địa phương.

Theo Réhahn, có rất nhiều cách để bảo tồn như tổ chức du lịch cộng đồng, mở các hợp tác xã để truyền đạt lại kiến thức, dạy cho các thế hệ trẻ và bán các sản phẩm chất lượng cao của địa phương. Ánh mắt ông ngời sáng khi kể rằng ở Quảng Ngãi, một trường THPT đã dùng trang phục truyền thống của người dân tộc làm đồng phục vào một số ngày nhất định để phục hồi văn hóa của họ.

Ước mơ tiếp theo mà nhiếp ảnh gia Pháp mong muốn thực hiện là hằng năm có thể tổ chức diễu hành và trình diễn những hoạt động văn hóa đặc trưng với sự tham gia của người dân từ 54 dân tộc của Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng mà ông cần thực hiện trong thời gian tới là phải gặp gỡ sáu dân tộc để hoàn thiện bộ sưu tập về “Di sản vô giá” của Việt Nam.

AN BÌNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản số 43/BC - UBND, gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề Quốc tế - UIM F1H2O World Championship năm 2025. Kế hoạch ban đầu, giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/5 tại Tp. Quy Nhơn, nhưng vì một số lý do nên giải đấu sẽ dời thời gian tổ chức đến tháng 7/2025.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Đúng 13 giờ 30 phút chiều nay (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Sân bay quốc tế I. Karimov Tashkent, bắt đầu chuyến thăm chính thức Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva; tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong.
Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã hội - Hoàng Thùy - 3 phút trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 3048/UBND - NNMT ngày 31/3/2025 về việc chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chuỗi hoạt động động tại Chương trình Festival Biển 2025 nhằm tạo "tâm điểm" để thu hút du khách đến với Nha Trang-Khánh Hòa trong dịp Hè năm nay.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Kinh tế - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng

Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng "cát tặc"

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng khai thác cát trái phép.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 5/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời thủ đô Yerevan, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 4 giờ trước
Bằng tinh thần sáng tạo, thanh niên vùng đồng bào DTTS đã tận dụng các nền tảng không gian số để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, các di sản… Họ chính là những tuyên truyền viên tích cực, “truyền lửa” tình yêu di sản, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 4 giờ trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 4 giờ trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.