Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng DTTS: Muôn vàn lý do dẫn đến bạo lực gia đình (Bài 1)

Hồng Phúc - 15:56, 23/06/2022

Bạo lực giới và bạo lực gia đình (BLGĐ) trong cả nước nói chung, ở vùng DTTS nói riêng, là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi và phát triển như hiện nay. Đây cũng chính là một trong những lý do mà, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đều tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh; bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

Chị em phụ nữ dân tộc Dao sinh hoạt cộng đồng về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới
Chị em phụ nữ dân tộc Dao sinh hoạt cộng đồng về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới

Muốn là đánh

Tại Hội nghị tổng kết gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực diễn ra vào ngày 21/6 vừa qua, một phụ nữ giấu tên chia sẻ, khi đại dịch xảy ra khiến vợ chồng chị mất việc làm. Thời gian giãn cách ở nhà nhiều, nhà thì nhỏ, đi ra đi vào nhìn thấy nhau, thiếu thốn ăn uống nên vợ chồng lời qua tiếng lại.

“Mỗi lần cãi cọ chồng tôi lại đập phá đồ và đánh vợ. Anh ta cho rằng đàn ông đánh vợ là bình thường. Anh ta đổ lỗi cho vợ 'vì mày yếu kém nên mới thế, không vì mày thì dịch Covid bố con tao vẫn sống được'", chị kể. Chị đã phải tìm đến Ngôi nhà bình yên để trốn chạy khỏi những cơn bạo hành của chồng.

Năm 2015, Trần Văn Viên (30 tuổi, ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) kết hôn với chị N. Vì ghen tuông, nghĩ vợ ngoại tình nên Viên thường mắng chửi, đánh vợ khiến chị N. phải bỏ vào TP. Hồ Chí Minh để làm công nhân may hơn một năm.

Đêm 16/2 vừa qua, những người dân ven sông Trường Giang, gần như không ngủ sau khi nghe tin một người cha vì ghen tuông, đã ném đứa con gái 5 tuổi xuống sông. Do nghi ngờ vợ mình đang ở TP. Hồ Chí Minh ngoại tình, phản bội mình, trong cơn cuồng ghen, Trần Văn Viên đã bế con gái ruột mới 5 tuổi ném xuống sông. Bố vào tù, con gái thiệt mạng, đó là một cái kết quá đau lòng.

Ngày 6/5, một clip ghi lại cảnh người phụ nữ bị một người đàn ông đánh giữa đường xuất hiện trên mạng xã hội gây xôn xao. Đó là vụ bạo lực ám ảnh tại huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế. Vào lúc 13h30 chiều 5/5, chị B. cùng chồng là anh L.V.H. (39 tuổi) trên đường đi ăn giỗ về. Lúc đến đoạn gần cầu Khe Dài, xã Lộc Hòa, anh H. bất ngờ dừng xe máy rồi đấm đá liên tục dã man vào vùng đầu, vùng mặt chị B.

Người dân đi đường thấy sự việc xông vào can ngăn, thì H. mới dừng hành hung người vợ. Lúc này, H. đầy mùi men. Chị B. sau đó đã được người dân đưa đi cấp cứu tại trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy trong tình trạng sưng nhiều ở vùng mặt, 2 mắt bầm tím, đau đầu.

Chị B bị chồng đánh giữa đường
Các vết bầm tím trên gương mặt chị B bị chồng đánh giữa đường

Hay câu chuyện của chị Lù Thị L. (Chiềng Sinh, Sơn La). Chị chia sẻ, trong gia đình, mặc dù không bị đánh, nhưng chị thường xuyên bị chồng mắng nhiếc, sỉ vả bằng những lời lẽ thậm tệ. Thậm chí có lúc, anh ta còn không đếm xỉa, từ chối giao tiếp, chỉ im lặng, coi như chị L không hề tồn tại. Tất cả chỉ vì lý do cấm đoán chị không được tham gia học, làm những công việc yêu thích, chỉ tập trung vào việc chăm sóc con cái.  

 "Những lúc ấy trong gia đình không khác gì địa ngục, bạo lực tinh thần khiến chị phải chịu những dày vò dai dẳng", chị L bộc bạch

Đây chỉ là những minh chứng trong hàng nghìn vụ bạo hành gia đình, đã xảy ra trên cả nước, đặc biệt là vùng DTTS, miền núi. Dù bạo lực gia đình, bạo lực giới không phải là vấn đề của riêng nhóm phụ nữ DTTS, mà là của nhiều nhóm và tầng lớp khác nhau trong xã hội, tuy nhiên, phụ nữ DTTS gặp những rào cản và thách thức đặc thù hơn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ. Bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP, là thông tin được đưa ra tại phiên họp toàn thể về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) diễn ra chiều ngày 27/5/2022, cũng là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm lo lắng.

Ở Việt Nam, phụ nữ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với việc bị người khác bạo lực. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người (11,4%) trải qua bạo lực thể xác từ khi 15 tuổi do người khác gây ra. Khi phụ nữ bị bạo lực thể xác do người khác không phải là chồng gây ra, người gây bạo lực chủ yếu là thành viên nam trong gia đình (60,6%).

Nỗi đau không chỉ ở thân thể

Trong tổng số hơn 14 triệu người DTTS ở nước ta hiện nay, phụ nữ chiếm 49,9%%. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tương đối cân bằng, nhưng phụ nữ DTTS đang là nhóm đối tượng yếu thế. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình đẳng về giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Có muôn vàn lý do gây nên bạo lực gia đình, mà đối tượng gây bạo lực gia đình, chủ yếu là do lạm dụng rượu, bia, cờ bạc, nghiện ma tuý; trình độ dân trí thấp; thiếu hiểu biết pháp luật. Đặc biệt là những trường hợp đàn ông là người DTTS, có các hành vi bạo lực xuất phát từ thói quen uống rượu hàng ngày; khi rượu vào không kiểm soát được bản thân dẫn đến các hành vi bạo lực.

 Bên cạnh đó, nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa vẫn chịu ảnh hưởng bởi các phong tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ, nhận thức người dân thấp; gia đình thường đông con, kéo theo đó là đời sống kinh tế gia đình rất khó khăn.

Theo báo cáo tóm tắt chính sách: “Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã Hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) công bố vào tháng 8/2021 cho thấy: Bạo lực ở phụ nữ DTTS dưới dạng kiểm soát hành vi và bạo lực kinh tế nhiều hơn so với phụ nữ dân tộc Kinh, nhưng có tỷ lệ bị bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần thấp hơn.

Ngăn chặn Bạo lực gia đình vùng DTTS – Nhận diện để có giải pháp đúng Bài 1: Muôn vàn lý do dẫn đến bạo lực gia đình 1
Tuyên truyền về việc kết hôn đúng tuổi và nhận diện hành vi bạo lực gia đình cho phụ nữ DTTS ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Có đến 33,8% phụ nữ DTTS bị kiểm soát hành vi, và 24,1% phụ nữ DTTS bị bạo lực kinh tế do chồng/bạn tình gây ra trong đời, trong khi tỷ lệ tương ứng ở nhóm phụ nữ dân tộc Kinh chỉ là 26% và 19,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ DTTS bị bạo lực thể xác/bạo lực tình dục hay bạo lực tinh thần do chồng/bạn tình gây ra trong đời lần lượt là 29,4% và 43,7%, thấp hơn phụ nữ dân tộc Kinh (32,7% và 47,7%).

Thực tế cho thấy, vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Những vụ bạo hành về mặt tinh thần diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ, người phụ nữ thường thấy bế tắc, không chia sẻ cùng ai. Và đến một ngày, họ có thể có những hành vi nguy hiểm như tự sát, hủy hoại bản thân, chúng ta mới nhận ra được thì đã quá muộn.

Nếu không được giải quyết kịp thời, bạo lực gia đình sẽ đe doạ đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm suy yếu động lực phát triển và là rào cản đối với tiến trình phát triển bền vững của đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Ngày 23/4, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và đoàn công tác đã đến thăm, chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 2 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 9 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 9 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 9 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 10 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.