Phóng sự -
Thảo Linh -
07:49, 21/03/2024 Từ Trung tâm huyện Cát Tiên, chúng tôi ngược phía thượng nguồn sông Đồng Nai khoảng 30 km về với bà con đồng bào dân tộc Xtiêng ở thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Sau gần một giờ đồng hồ chạy xe, buôn sóc của người Xtiêng hiện ra trước mắt trông thật hữu tình. Những nếp nhà bình dị, thấp thoáng dưới những vườn cây trái xanh tốt; phía sau được che chắn bởi những cánh rừng già thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên, trước có dòng sông Đồng Nai ngày đêm tuôn chảy.
Xã hội phát triển, sự giao thoa, hội nhập văn hóa ngày càng phát triển, rộng mở giữa các dân tộc, các vùng miền. Bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng kéo theo những mặt trái như các phong tục tập quán tốt đẹp đang ngày bị mai một dần. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ hội, đánh cồng chiêng, uống rượu cần hầu như ít diễn ra.
Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc Xtiêng mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì còn là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong quan hệ gia đình và cộng đồng.
Trong các công cụ săn bắn truyền thống của người Xtiêng, ná (nỏ) là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động săn bắn động vật từ thiên nhiên. Ngày nay, ná là dụng cụ được trưng bày trong bảo tàng và trở thành dụng cụ của môn thể thao được yêu thích trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Xtiêng.
Tại vùng đồng bào Xtiêng tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Nhiều năm nay, nghệ nhân Điểu Kiêu luôn tận tụy trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.
Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng xã Tà Lài, huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa tổ chức khai giảng lớp dạy hát nhạc dân ca Châu Mạ và Xtiêng năm 2022 cho các em thiếu nhi đồng bào DTTS ấp 4, xã Tà Lài.