Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân miền Trung chủ động phòng chống bão số 4

Minh Nhật - 17:20, 18/09/2024

Đánh giá, rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời khẩn trương dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lũ.

Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ, lúc 7 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Đến 7 giờ ngày 19/9, tâm bão số 4 cách Quảng Trị khoảng 210km về phía Đông Đông Nam, cách Đà Nẵng khoảng 120km về phía Đông. Bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Trong những giờ tiếp theo, bão số 4 sẽ đi vào đất liền trên khu vực tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Mưa lớn trong sáng 18-9 đã khiến một số khu vực ở TP Đà Nẵng ngập cục bộ. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân
Mưa lớn trong sáng 18/9 đã khiến một số khu vực ở TP. Đà Nẵng ngập cục bộ. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân

Để ứng phó với mưa bão, sáng 18/9, ngư dân TP. Đà Nẵng đang khẩn trương thu gọn ngư lưới cụ vào bờ. Hàng trăm chiếc thuyền được ngư dân Đà Nẵng khẩn trương kéo lên đường tập kết, chằng néo trước khi áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và hướng về đất liền các tỉnh miền Trung.

Tại khu vực cầu cảng tại biển Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), nhiều ngư dân đã thuê xe cẩu đưa tàu, thuyền về nơi tránh trú. Tàu thuyền được cẩu lên nằm dọc vỉa hè tuyến đường Hoàng Sa.

Ngư dân Đà Nẵng tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tránh bão
Ngư dân Đà Nẵng tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tránh bão

Nhiều ngư dân chia sẻ tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, lo mưa lớn gây ngập nặng, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt ở TP. Đà Nẵng đã thu dọn đồ đạc, kê lên chỗ cao để tránh thiệt hại.

Từ sáng 18/9, nhiều hộ dân ở khu vực rốn lũ Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc.

Do mưa lớn kéo dài, sáng 18/9, trên một số tuyến đường ở Đà Nẵng nước ngập sâu 30-50cm khiến tình hình giao thông hỗn loạn.

Trước diễn biến phức tạp, nhiều khả năng trở thành bão số 4 của áp thấp nhiệt đới, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng đã cho học sinh toàn thành phố nghỉ học vào chiều 18/9 và ngày 19/9.

Mưa lớn trong sáng 18-9 đã khiến một số khu vực ở Thưag Thiên – Huế ngập cục bộ
Mưa lớn trong sáng 18/9 đã khiến một số khu vực ở Thừa Thiên – Huế ngập cục bộ

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, có thể mạnh lên thành bão, dự báo trên đất liền tỉnh có mưa cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều tối 18/9 đến trưa 20/9.

Sáng 18/9, trên địa bàn xã Phú Hồ và Phú Xuân của huyện Phú Vang xảy ra lốc xoáy làm 1 người bị thương và làm tốc một phần mái nhà của 12 hộ dân. Hiện các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương rà soát, triển khai phương án ứng phó với diễn biến của thời tiết.

Ở những khu vực đô thị, vùng trũng thấp, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân sẵn sàng phương án kê cao đồ đạc, di chuyển phương tiện ô tô đến vị trí đỗ an toàn. Các địa phương đã lên kịch bản chi tiết về phương án di dời dân ở từng khu vực nhằm ứng phó với tình hình thời tiết theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, toàn tỉnh có 1.884 phương tiện/10.685 lao động; đến trưa 18/9, toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi neo đậu tránh trú an toàn.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã ký công điện hỏa tốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ để ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền, có thể mạnh lên thành bão.

Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp để phòng, chống.

Lực lượng Đồn Biên phòng Triệu Vân hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền và vận chuyển ngư lưới cụ lên bờ để ứng phó với bão số 4
Lực lượng Đồn Biên phòng Triệu Vân hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền và vận chuyển ngư lưới cụ lên bờ để ứng phó với bão số 4

Đến trưa 18/9, 2.280 chiếc tàu thuyền tại tỉnh Quảng Trị đã cơ bản vào bờ neo đậu, tránh trú an toàn trước tình hình áp thấp nhiệt đới  mạnh lên thành bão số 4.

Tại các khu neo đậu tránh trú bão ở huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị), ngư dân đang hối hả neo đậu tàu thuyền, đưa ngư lưới cụ vào bờ.

Lực lượng Biên phòng Quảng Trị cũng có mặt tại các khu vực trên để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc phòng, chống áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4.

Ngư dân Nguyễn Quang Dinh (ngụ thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong) cho biết sau khi nghe dự báo thời tiết, ông đã đưa thuyền vào bến để neo đậu để đảm bảo an toàn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 50 phút trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 1 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 1 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.