Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghiên cứu phương án hỗ trợ trong dịp Tết cho người lao động phải nghỉ việc, giãn việc dài ngày

PV - 13:50, 27/12/2022

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thông tin này khi dự Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 7 khóa IX, sáng 27/12.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính phủ đang chuẩn bị phương án hỗ trợ trong dịp Tết cho người lao động phải nghỉ việc, giãn việc dài ngày do đơn hàng xuất khẩu giảm - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính phủ đang chuẩn bị phương án hỗ trợ trong dịp Tết cho người lao động phải nghỉ việc, giãn việc dài ngày do đơn hàng xuất khẩu giảm - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thông báo những nét mang tính đại cương về "bức tranh" kinh tế-xã hội của đất nước, những thuận lợi, khó khăn trong năm 2023, qua đó thống nhất suy nghĩ, hành động, thực hiện thật tốt quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận để thực hiện tốt hơn các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Theo đó, năm 2022 tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 8%. Trong số 15 chỉ tiêu chủ yếu có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, còn 2 chỉ tiêu về tăng năng suất lao động và tỉ trọng công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị công nghiệp cũng "ngấp nghé" mục tiêu đặt ra. Chỉ số lạm phát đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Xuất khẩu tăng hơn 10%, tiếp tục xuất siêu khoảng hơn 8 tỷ USD. Tỉ lệ đầu tư toàn xã hội, tín dụng tăng hơn 10%. Các cân đối lớn của nền kinh tế đều tốt.

Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, đã có 55 triệu lượt người được hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí khoảng 85.000 tỷ đồng. Phó Thủ tướng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên đã hưởng ứng, kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp đóng góp cho các quỹ để phòng, chống dịch COVID-19.

Tình hình an ninh, trận tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Đơn cử là số người khiếu kiện, số đoàn khiếu kiện đông người đến các cơ quan hành chính giảm mạnh. Trong xã hội đã tạo được sự đồng thuận, sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân.

Trong năm 2022, Chính phủ đã thực hiện sắp xếp lại bộ máy tổ chức, giảm 17 tổng cục, 145 vụ, ban thuộc các cơ quan hành chính, dành biên chế cho những chỗ cần thiết.

Uy tín của Việt Nam tiếp tục được củng cố, ngày càng tăng trên trường quốc tế. Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2023-2025); Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tiếp tục cử các sĩ quan công an nhân dân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc… "Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực, trách nhiệm mà đã có những đóng góp thiết thực, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, những giá trị của Việt Nam", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng khẳng định, đây là nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả hệ thống khi trong 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (2020-2021) kinh tế cả thế giới lao đao, còn nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 4,39%.

Tuy nhiên, nhiệm vụ tăng trưởng của 3 năm còn lại của nhiệm kỳ này và 7 năm còn lại cho đến mốc năm 2030 là vô cùng nặng nề để đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra là tăng trưởng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Chưa kể khi quy mô nền kinh tế càng lớn thì tăng trưởng tốc độ cao càng khó khăn. Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển hiện nay không chỉ tăng trưởng nhanh, đơn thuần mà còn phải bền vững, từ bảo vệ môi trường đến chú trọng các vấn đề văn hóa, xã hội; không để ai bị bỏ lại phía sau.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề văn hóa-xã hội bằng cách dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ đạo; đầu tư nguồn lực; chú trọng đội ngũ cán bộ - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề văn hóa-xã hội bằng cách dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ đạo; đầu tư nguồn lực; chú trọng đội ngũ cán bộ - Ảnh: VGP/Đình Nam

Theo Phó Thủ tướng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đi đúng hướng, đã tháo gỡ được một số nút thắt nhưng phải nhìn nhận đánh giá đúng những khó khăn, thách thức, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới những năm tới sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh như lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, nhiều đồng tiền mất giá mạnh so với đồng USD, cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài,… Từ đó ảnh hưởng nặng nề đế các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy phải giãn việc, cho người lao động nghỉ việc do không có đơn hàng.

"Chính phủ đang nghiên cứu phương án hỗ trợ trong dịp Tết cho người lao động phải nghỉ việc, giãn việc dài ngày do đơn hàng xuất khẩu giảm", Phó Thủ tướng nói.

Ở trong nước, bên cạnh giải quyết những vấn đề mới, Chính phủ cũng dành nhiều thời gian để xử lý những vấn đề còn tồn đọng từ trước liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, thị trường bất động sản, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các dự án thua lỗ nhiều năm, có nhiều vướng mắc… một cách thận trọng, linh hoạt, giữ được ổn định.

Điểm lại quá trình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với sự vào cuộc của cả hệ thống với sự lãnh đạo xuyên suốt từ Trung ương đến tận cơ sở; những kết quả tích cực đạt được sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; mở cửa lại du lịch quốc tế,… Phó Thủ tướng cho biết, dự báo trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ cao hơn một chút nhưng bằng những tiềm lực đã tích tụ được, chúng ta sẽ cố gắng duy trì, bảo đảm an sinh xã hội, điều chỉnh một số chính sách cho các đối tượng cần đặc biệt quan tâm.

Phó Thủ tướng chia sẻ thêm 3 điểm nổi bật trong năm 2022 dù không được thể hiện qua các con số, chỉ tiêu.

Thứ nhất là nhận thức vấn đề văn hóa-xã hội đã được nâng lên một tầm mức mới.

Phó Thủ tướng cho biết đa phần các nước đang phát triển đều tập trung vào phát triển kinh tế sau đó mới chú ý đến môi trường, tuy nhiên, đối với vấn đề văn hóa-xã hội đều không dành nhiều nguồn lực. Bởi vì, văn hóa-xã hội trong ngắn hạn không làm ra tiền mà chỉ tiêu tiền, lại không phải là những vấn đề cấp bách, "cháy nhà, chết người" và ai cũng cảm thấy là mình biết về văn hóa-xã hội nên ít coi trọng ý kiến chuyên gia, người làm thực tiễn có kinh nghiệm.

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), một hội nghị mà từ nhiều năm, không chỉ những người làm công tác quản lý về văn hóa, không chỉ giới văn nghệ sĩ, mà đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều trông đợi, vấn đề văn hóa-xã hội đã chuyển biến rõ rệt.

"Tới đây, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề văn hóa-xã hội bằng cách dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ đạo; đầu tư nguồn lực; chú trọng đội ngũ cán bộ", Phó Thủ tướng bày tỏ.

Thứ hai là sức mạnh đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát huy hiệu quả, nhất là trong những thời điểm khó khăn. Các quy chế phối hợp, tham khảo ý kiến phản biện, xây dựng đối với các chủ trương, chính sách ngày càng thực chất và cần tiếp tục được đẩy mạnh, tạo đồng thuận trong thực hiện.

Thứ ba là chúng ta đã nắm bắt nhanh nhạy hơn xu thế của thế giới, đưa ra phản ứng chính sách kịp thời hơn trước những điều chỉnh chính sách của các nước. Phó Thủ tướng nêu ví dụ: tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP) 26, Việt Nam đã nắm bắt được xu thế, đi trước một bước khi cam kết đến năm 2050 đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, nâng cao vị thế của đất nước không chỉ vể chính trị. Tại COP 27, các nước cam kết tài trợ cho Việt Nam 15,5 tỷ USD để thực hiện mô hình chuyển đổi năng lượng công bằng. Đây cũng là nguồn vốn khơi thông để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam.

Nhấn mạnh yêu cầu phát triển nhanh hơn để đuổi kịp các nước, nhưng phải bền vững, lo cho môi trường, lo cho công bằng xã hội, "giống như gánh hai thùng nước đầy mà vẫn đi rất nhanh, không để nước sóng ra ngoài", Phó Thủ tướng cho rằng cần phải có sự quyết tâm và sáng tạo thì chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu đề ra mà lúc đầu tưởng chừng rất khó, không thể nào đạt được./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 10 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 10 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 10 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 10 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.