Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Triển khai nhanh nhiều biện pháp đối phó bão số 7

Nguyễn Thanh - 22:08, 13/10/2020

Dự báo, đến 13 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão số 7 ở ngay trên vùng biển các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90 km/giờ), giật cấp 11. Trước tình hình này, Nghệ An đã và đang triển khai nhanh nhiều giải pháp đối phó.

Ngư dân chằng néo tàu thuyền chống bão số 7
Ngư dân chằng néo tàu thuyền chống bão số 7

Bão đổ bộ đất liền, khu vực ven biển như Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò sẽ là những địa phương hứng chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Để giảm thiểu thiệt hại do bão số 7, huyện Quỳnh Lưu đã lên kế hoạch di dời 149 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu vùng ven biển đến nơi an toàn. Hiện toàn huyện đang có hơn 700 tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Ngay trong hôm nay, các xã ven biển như Tiến Thủy, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thuận, Sơn Hải… đang tập trung kêu gọi các phương tiện đánh bắt ngoài biển về bờ tránh, trú bão hoặc biết đường đi của bão để tránh ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng.

Tính đến trưa 13/10, toàn bộ phương tiện tàu thuyền của ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã về bờ neo đậu an toàn tại Lạch Thơi, Lạch Quèn. Theo Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu, sau khi nhận được công điện của UBND tỉnh về chủ động ứng phó với cơn bão số 7, đơn vị đã tập trung kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ở vùng biển vào bờ tránh, trú bão. Tất cả các tàu thuyền về bờ tránh trú bão đều được hướng dẫn neo đậu để tránh va đập khi có sóng to, gió lớn. Các phương án hỗ trợ di dân, di chuyển tải sản, chằng chống nhà cửa cũng đang được thực hiện khẩn trương.

Nhìn trên biểu đồ đường đi của bão số 7, thị xã Hoàng Mai là đơn vị nằm trong tâm bão. Thế nên công tác ứng phó đang được chính quyền nơi đây thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Đại diện lãnh đạo thị xã Hoàng Mai cho biết: Sáng 13/10, gần 1.000 tàu thuyền đã về bờ neo đậu an toàn. Hiện tại, công tác tuyên truyền, kiểm tra việc tàu thuyền neo đậu, giằng néo nhà cửa khu vực ven biển để đảm bảo an toàn đang được các phường, xã quan tâm, chỉ đạo bà con ngư dân.

Ông Lê Mạnh Hiên – Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cũng cho hay: các phương án ứng phó với cơn bão số 7 được huyện quyết liệt thực hiện. Tính đến trưa 13/10, toàn bộ tàu cá của bà con ngư dân đã về bến neo đậu an toàn. Chúng tôi đang chỉ đạo các xã ven biển, đôn đốc, hướng dẫn người dân có phương án bảo vệ tài sản như giằng néo nhà cửa, bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản…

Người dân thị xã Cửa Lò giẳng néo nhà cửa chống bão (ảnh tư liệu)
Người dân thị xã Cửa Lò giẳng néo nhà cửa chống bão (ảnh tư liệu)

Chủ động đối phó với bão số 7, chiều 13/10, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã tổ chức giao ban trực tuyến triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão với sự tham dự của 22 điểm cầu (gồm điểm cầu sở chỉ huy trung tâm, 19 điểm cầu ở các huyện, thị, thành và 2 điểm cầu ở đảo Mắt, đảo Ngư). Đại tá Nguyễn Ngọc Hà – Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu các cơ quan đơn vị, lực lượng toàn ngành duy trì nghiêm chế độ trực ở các cấp, theo dõi diễn biến cơn bão số 7 để chủ động ứng phó. Phối hợp các lực lượng, chuẩn bị phương tiện và nhân lực để ứng phó khi có tình huống xảy ra…

Cũng trong chiều 13/10, sở GD&ĐT Nghệ An có thông báo yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường học bám sát tình hình diễn biến của cơn bão và chủ động cho học sinh nghỉ học nếu bão đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An. Ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu: các trường nội trú, bán trú, các trường, điểm trường sát khe, suối, vách núi, các trường ven sông có nguy cơ mất an toàn, việc thông báo phải kịp thời, tránh tình trạng thông báo muộn khi học sinh đã đến trường học.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế "đã làm phải chắc, phải thắng"

Thời sự - PV - 21:05, 22/05/2025
Chiều 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tiếp tục thảo luận, cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Thời sự - PV - 19:55, 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 15:18, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành Chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.