Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Câu hỏi đặt ra từ thực trạng đập Khe Ngang

PV - 10:42, 01/04/2019

Công trình đập thủy lợi Khe Ngang, xóm Sơn Lĩnh 2, xã Thanh Lâm do UBND huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ được 3 năm thì đập đã bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cũng như đe dọa an toàn của người dân trong mùa mưa lũ.

Bê tông thân đập Khe Ngang bị bong tróc từng mảng nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ gây lo lắng cho người dân. Bê tông thân đập Khe Ngang bị bong tróc từng mảng nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ gây lo lắng cho người dân.

Đối với người dân địa phương, đập thủy lợi Khe Ngang được xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Bên cạnh việc tích nước để tưới cho cây trồng, đập thủy lợi Khe Ngang còn làm nhiệm vụ điều hòa không khí đảm bảo môi sinh, môi trường. Ông Nguyễn Văn B (xin được dấu tên) người dân sống ở xóm Sơn Lĩnh 2 cho biết: Đập thủy lợi được đầu tư khá qui mô, thế nhưng không hiểu nhà thầu thi công kiểu gì mà sử dụng chưa lâu đã xuống cấp hư hỏng. Đáng lo nhất là thân đập đã xuất hiện rò rỉ nước, nếu mùa mưa lũ nước dâng cao nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Người dân nhiều lần phản ánh với chính quyền hiện tượng này, nhưng đến nay chưa được khắc phục. Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho cuộc sống người dân…

Phản ánh của ông B và một số người dân ở xóm Sơn Lĩnh 2 là có cơ sở. Quan sát trực quan bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy sự xuống cấp hư hỏng này. Các thanh sắt, đường ống đã hoen gỉ, thoạt nhìn sẽ ngỡ rằng công trình được đưa vào sử dụng từ rất lâu. Rêu mốc xuất hiện ở khắp nơi, lòng đập xuất hiện tình trạng phồng rộp, bong tróc từng mảng bê tông lớn, thân đập xuất hiện nhiều điểm nước rò rỉ…

Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Sơn Lĩnh 2 cho biết: trong vòng 2 năm nay, đập xuống cấp nghiêm trọng do lá chắn của hệ thống van đập làm sai kỹ thuật nên ở lần xả đập đầu tiên đã bị hư van khiến xả đáy không mở thoát được; bể tiêu năng hiện cũng đã bồi đắp lấp kín nên không tích trữ nước được mùa khô hạn và không thể điều tiết nước trong mùa mưa lũ.

Bể tiêu năng đập Khe Ngang đã bị bồi lắng không hoạt động được nữa. Bể tiêu năng đập Khe Ngang đã bị bồi lắng không hoạt động được nữa.

Xung quanh việc đập Khe Ngang được xây dựng với số tiền lên đến hơn 14 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn đã xuống cấp, khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi là, có hay không việc rút ruột công trình khi thi công?

Không chỉ người dân bức xúc mà chính quyền sở tại cũng bất bình trước sự việc này. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương cho biết: Công trình đập thủy lợi Khe Ngang được xây dựng nhằm cung cấp nước tưới thường xuyên cho hơn 60ha lúa của Nhân dân 3 xóm: Sơn Lĩnh 1, Sơn Lĩnh 2 và Triều Long 1 của xã Thanh Lâm. Việc đập hư hỏng, xuống cấp đang gây lo lắng cho chính quyền địa phương và bà con, nhất là trong mùa mưa lũ. Nguy cơ vỡ thân đập đe dọa cuộc sống người dân luôn thường trực. Hằng năm mùa mưa lũ về địa phương phải cử người túc trực để kịp thời ứng phó với nguy cơ vỡ đập.

Cũng theo ông Thanh, những phần hư hỏng nhỏ xã đã cho người khắc phục còn về các hạng mục hư hỏng lớn và khó cũng đã báo cáo lên huyện đề nghị hỗ trợ sửa chữa, nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Thiết nghĩ, với công trình đầu tư với số tiền lớn, nhưng hiệu quả sử dụng chưa lâu đã xuống cấp hư hỏng, ngoài việc khắc phục, lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Nghệ An nên kiểm tra đánh giá lại chất lượng công trình, tránh tình trạng xảy ra sự cố mới khắc phục thì hậu quả khôn lường; đồng thời xem xét làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan để dẫn đến tình trạng trên.

Trong vòng 2 năm nay, đập xuống cấp nghiêm trọng do lá chắn của hệ thống van đập làm sai kỹ thuật nên ở lần xả đập đầu tiên đã bị hư van khiến xả đáy không mở thoát được; bể tiêu năng hiện cũng đã bồi đắp lấp kín nên không tích trữ nước được mùa khô hạn và không thể điều tiết nước trong mùa mưa lũ”. (Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Sơn Lĩnh)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.