Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Bất cập trong quản lý phòng khám chữa bệnh tư nhân

PV - 14:27, 12/09/2018

Thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tư nhân ồ ạt mọc lên. Tuy nhiên, do quản lý lỏng lẻo nhiều phòng khám không đảm bảo chất lượng dẫn đến những hệ lụy đau lòng.

khám chữa bệnh tư nhân Nhiều phòng khám tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An mọc lên nhưng thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng.

Sản phụ tử vong do đến phòng khám tư nhân

Vào đầu năm 2018 tại bản Đôm 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu xảy ra một vụ việc đau lòng. Vào ngày 12/3/2018, chị Vi Thị Khuyên (SN 1988) đến phá thai tại nhà bà Đinh Thị Thanh (SN 1966). Tại đây, bà Thanh áp dụng các kinh nghiệm dân gian, thiếu an toàn. Sau khi phá thai, chị Khuyên có nhiều biểu hiện nguy kịch. Lúc này, gia đình đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sản phụ này đã tử vong sau đó 3 ngày do băng huyết cấp. Được biết, bà Thanh chỉ hành nghề theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Ngày 22/7/2017, tại huyện Yên Thành cũng đã xảy ra vụ việc là ông Trần Đình Đắc (62 tuổi) ở thôn Yên Thịnh, xã Mã Thành, Yên Thành, thấy mệt trong người nên đạp xe sang nhà bà Hà Thị Lương (SN 1967), (bà Lương là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tiến Thành, huyện Yên Thành) để chữa trị.

Sau khi thăm khám và đo huyết áp, bà Lương đã tiêm mũi thứ nhất cho ông Đắc. Được khoảng 5 phút, thấy ông Đắc có dấu hiệu bất thường, bà Lương quyết định tiêm mũi thứ 2. Khi tiêm xong, ông Đắc bị sùi bọt mép, lên cơn co giật và dẫn tới tử vong.

Điều đáng nói là, dù chưa được cơ quan cấp phép chữa bệnh tại nhà nhưng bà Hà Thị Lương đã hành nghề hàng chục năm nay tại tư gia mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra…

Những ví dụ trên chỉ là số ít các bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhân không phép, đã bị tử vong hoặc rơi vào tình trạng nguy kịch mà các gia đình bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu tại các bệnh tuyến trên.

Nhiều tồn tại trong quản lý

Mới đây, trong trả lời chất vấn cử tri tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh về thực trạng này, ông Dương Đình Chỉnh, Quyền Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng thừa nhận, hoạt động hành nghề KCB tư nhân ở Nghệ An hiện nay tiềm ẩn nhiều cái lo. Đó là hoạt động hành nghề vượt quá phạm vi cho phép; quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn; biển hiệu ghi chưa đúng quy định; người hành nghề ghi chưa đúng chức danh, không có mặt tại cơ sở hành nghề; niêm yết giá KCB không đúng; hành nghề không phép… Những bất cập này dẫn đến chất lượng y tế không đảm bảo, tạo dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân..

Theo ông Giám đốc Sở, từ ngày 6/4-5/6/2018, Đoàn thanh tra của Sở Y tế đã thanh, kiểm tra tại 31 cơ sở hành nghề KCB trên địa bàn toàn tỉnh và đã tiến hành xử phạt 16 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt là 376 triệu đồng. Trong đó, có 4 cơ sở hành nghề không phép, Đoàn kiểm tra cũng đã trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt mỗi cơ sở 50 triệu đồng và đình chỉ hoạt động của các cơ sở nói trên. Cũng trong thời gian này, đoàn thanh, kiểm tra của các huyện, thành, thị trong tỉnh cũng đã tiến hành xử phạt 102 cơ sở hành nghề KCB tư nhân vi phạm, với tổng số tiền phạt là hơn 470 triệu đồng…

Ông Dương Đình Chỉnh cho rằng, việc quản lý các phòng KCB tư nhân hết sức khó khăn bởi nhiều nguyên nhân. Bên cạnh lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, thì chính quyền các địa phương chưa quyết liệt phối hợp quản lý loại hình kinh doanh có điều kiện này.

Đặc biệt, do địa bàn rộng, các khu vực nông thôn và miền núi có những phòng KCB đặt tại gia, chữa bệnh lưu động theo địa chỉ nên rất khó kiểm soát..; Trong khi đó, chế tài xử phạt đối với các vi phạm thấp, chưa đủ sức răn đe nên nhiều phòng khám sẵn sàng nộp phạt, sau đó tiếp tục lén lút hoạt động trở lại…

Thiết nghĩ, việc hình thành các phòng khám tư nhân nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân, khi các cơ sở y tế công lập quá tải, là việc làm phù hợp. Tuy nhiên, để các phòng KCB tư nhân hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo đúng quy chuẩn, quy định về KCB thì cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần phải tập trung, quyết liệt giải quyết tồn tại đối với hoạt động của các phòng KCB tư nhân.

Theo số liệu của Sở Y tế Nghệ An, tính đến tháng 7/2018, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.500 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động. Trong đó, gồm 12 bệnh viện, hơn 400 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội): Cần làm rõ hành vi chiếm giữ và cho thuê đất an ninh quốc phòng

Quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội): Cần làm rõ hành vi chiếm giữ và cho thuê đất an ninh quốc phòng

Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn thư của bà Nguyễn Hồng Hạnh, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Bà Hạnh tố giác Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thương mại Hòa Khánh, địa chỉ ở Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế và mua bán hóa đơn trái phép.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 10 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 10 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 10 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 10 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 11 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 11 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.