Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nên loại bỏ tục đốt vàng mã

PV - 06:33, 12/03/2018

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm người dân Việt Nam đốt gần 50.000 tấn vàng mã.

Chỉ tính riêng ở Hà Nội, số tiền mua vàng mã để đốt lên tới trên 400 tỷ đồng/năm. Trung bình vào mỗi dịp lễ, tết, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 30.000-50.000 đồng mua tiền giấy, thậm chí có gia đình tiêu tốn đến hàng chục triệu đồng để mua vàng mã.

Vàng mã “đốt” tiền thật

Đình Bia Bà (thuộc làng La Khê, Hà Đông, Hà Nội) những ngày đầu năm đông nghìn nghịt người đến cầu lộc, cầu tài. Mỗi người đến đây đều mang theo một túi đồ lễ gồm, hoa quả, những tập tiền giấy vàng và hương (còn gọi là tiền vàng hương), các cành hoa lộc mua ngay tại cổng đình để cung tiến Bà (mà thực ra nhiều người không biết Bà là ai).

Nhiều người đến còn chở theo cả xe tải nhỏ những đồ mã như ngựa xanh, ngựa trắng, ngựa đỏ, ngựa tím… cùng với những bộ mũ, áo, hia, cờ lệnh, kiếm, roi và hàng trăm lễ tiền vàng để cúng bên điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu, thuộc chùa Diên Khánh, ngay cạnh đình Bia Bà.

Trong nghi thức hầu đồng sử dụng rất nhiều đồ mã. Trong nghi thức hầu đồng sử dụng rất nhiều đồ mã.

Chị Nguyễn Thị Bình, nhà ở đường 70-Hà Đông (Hà Nội), sau khi đi đặt lễ một vòng từ Đền Bia Bà sang Đình La Khê đến chùa Diên Khánh rồi ra ngoài quán nước bên cạnh đình ngồi chờ tàn hương để hạ lễ. Chị kể: Nhà làm ăn buôn bán nên hầu như tháng nào chị cũng đến đây đi lễ vào mồng Một và ngày Rằm. Mỗi lần đi lễ, chị thường sắm cả 3 lễ để dâng lên đền, đình và chùa. Tiền mua sắm lễ cũng phải mất vài ba trăm nghìn đồng, riêng tiền mua vàng hương cũng lên tới cả trăm nghìn đồng.

“Mình làm ăn buôn bán, có bỏ ra vài trăm ngàn để sắm lễ dâng lên cúng Bà, cúng Thánh Thần, cúng Phật cũng không tiếc. Mình có xởi lởi, rộng rãi thì các ngài mới độ cho nhiều lộc, nhiều tài”, chị Bình cho biết.

Chị Bình thông tin thêm, việc mua sắm lễ để đi đền, chùa vào ngày Rằm và mồng Một chỉ là “nhỏ giọt” so với việc mua sắm lễ để dâng cúng sao giải hạn đầu năm hoặc lễ cầu an, cầu siêu… Có những năm gặp sao chiếu mạng xấu, gia đình chị đã bỏ ra cả vài chục triệu đồng để sắm lễ mời thầy về giải hạn. Riêng tiền mua vàng mã chuẩn bị cho mỗi một lễ giải hạn cũng lên tới vài triệu đồng.

Bình quân mỗi năm, người dân Việt Nam đã đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã, tương đương trên 400 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm, người dân Việt Nam đã đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã, tương đương trên 400 tỷ đồng.

Còn tại Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), có lẽ không ở đâu mà lòng thành của người đi lễ lại “quy đổi” rõ ràng bằng trị giá đồng tiền như ở đây. Các mâm lễ (chủ yếu là tiền vàng) đủ loại từ to tới bé đã được các quầy dịch vụ chuẩn bị sẵn sàng để bán cho người đi lễ. Mâm bé thì 200 nghìn đồng, mâm cỡ trung bình từ 400-600 nghìn đồng, còn mâm cỡ lớn lên đến tiền triệu. Tiến lễ xong, từng đoàn mâm lớn, mâm bé lại được đốt thành tro. Hằng ngày, bể hoá vàng tại đây liên tục được tiếp lửa không ngơi. Tính ra, mỗi năm cả trăm tỷ đồng tiền thật đã được hoá tro tại Đền Bà Chúa Kho theo cách này.

Đề nghị loại bỏ

Theo Đại đức Thích Lệ Minh, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Thiện Mỹ (TP. Hồ Chí Minh), tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ thời nhà Hán của Trung Quốc; tín ngưỡng Việt Nam và đạo lý nhà Phật không đề cập đến. Thời xưa, với quan niệm “trần sao âm vậy”, khi vua qua đời thường có vàng bạc, thực phẩm được chôn theo; rồi quan lại và những nhà giàu làm theo. Sau đó, đã xảy ra tình trạng kẻ gian đào mộ trộm tài sản nên mọi người đổi sang làm tiền giả, vàng giả mang đốt để thay thế. Tục đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và du nhập vào Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, tục đốt vàng mã bị lạm dụng, biến tướng trở thành trào lưu mê tín dị đoan, vừa tốn kém, lãng phí hàng tỷ đồng tiền thật, vừa gây ra ô nhiễm môi trường do khói bụi và nguy cơ xảy ra hỏa hoạn. Từ thực trạng này, mới đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đề nghị chư tôn, tăng ni trụ trì các chùa, tự viện hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Việc này là hết sức cần thiết. Như lý giải của Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh): “Chúng ta vẫn thường nói “dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”, còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

NGỌC ÁNH

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 5 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.