Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 23/10, đã có 220.854.647 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 17.921.128 ca bệnh đang điều trị, có 17.844.893 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 76.235 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 82.283 ca nhiễm mới, Mỹ là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (49.298 ca) và Nga (37.141 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.552 ca, sau đó là Nga (1.064 ca) và Ấn Độ (666 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 78.478.354 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 23/10, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong một ngày qua, châu lục này ghi nhận thêm 110.566 ca nhiễm mới và 1.932 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới cao nhất tại châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận là 28.192; 16.331 và 11.064 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong cao nhất là: Ấn Độ (666 ca); Philippines (283 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (228 ca).
Trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 220.636 ca nhiễm và 2.916 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 62.568.228 ca nhiễm mới và 1.275.471 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Anh, Nga và Ukraina có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 49.298; 37.141 và 23.785 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực, với 1.064 ca, tiếp sau đó là Ukraina (614 ca) và Romania (356 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 55.590.801 ca, trong đó có 1.133.488 ca tử vong và 44.057.507 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 82.283 ca nhiễm và 1.552 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico với 4.798 ca nhiễm và Canada với 2.745 ca mới; và Mexico với 322 ca, Canada với 62 ca tử vong mới vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 21.862 ca nhiễm và 559 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 38.250.537 ca và 1.166.826 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 14.502 ca nhiễm mới, sau đó là Colombia với 1.772 ca, Peru với 1.043 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 447 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau là Colombia với 35 ca và Peru với 25 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 23/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.532.793 ca, trong đó có 217.142 ca tử vong và 7.860.852 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.918.883 ca nhiễm và 88.891 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 517 ca nhiễm mới và 56 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 943.652 và 711.397 ca nhiễm bệnh cùng 14.600 và 25.132 ca tử vong do COVID-19.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 289.522 ca nhiễm (tăng 3.212 ca) và 3.536 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 40 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 2.371 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 154.314 ca, trong đó 1.611 ca tử vong (tăng 21 ca).
Sau gần hai năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, khiến số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 115.000 nhân viên y tế trên toàn cầu đã tử vong do đại dịch COVID-19 và kêu gọi các nhà lãnh đạo ưu tiên tiêm chủng cho những người ở tuyến đầu chống dịch.
Báo cáo được WHO công bố mới nhất cho rằng 3,45 triệu người đã tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021. Số người tử vong do COVID-19 hiện có thể lên tới 5 triệu ca. Trong số 135 triệu nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe, WHO cho biết ước tính rộng hơn là khoảng 80.000 đến 180.000 nhân viên có thể đã hy sinh vì COVID-19 trong khoảng thời gian đó./.