Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: Cơ hội tuổi trẻ bị đánh cắp (Bài 2)

Thọ Đào - Nguyễn Thanh - 19:37, 22/03/2023

Nhiều bạn trẻ, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã chẳng thể vượt lên chính mình, chẳng thể vượt qua hủ tục… vội vã làm vợ, làm chồng khi chưa đủ tuổi. Cuộc hôn nhân chưa được pháp luật công nhận dường như đang “trói buộc” ước mơ, khát vọng, cơ hội của họ trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Lầu Y Là – nữ sinh thoát khỏi cảnh bắt vợ để trở thành một sinh viên trường Y
Lầu Y Là là nữ sinh dũng cảm thoát khỏi cảnh bắt vợ để hoàn thành ước mơ trở thành sinh viên trường Y

Cô gái dũng cảm bước qua hủ tục

Thực tế hiện nay, phần lớn các trường hợp tảo hôn đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Những trường hợp bị ép buộc thường rất ít. Câu chuyện về cô gái Lầu Y Là (22 tuổi) là ví dụ sống động của tinh thần dũng cảm chống lại hủ tục để đeo đuổi ước mơ.

Y Là hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học y khoa Vinh. Đó là cô gái có khuôn mặt thanh tú, nhanh nhẹn và học giỏi. Cách đây đúng 7 năm, nếu không dũng cảm và nhanh trí, chắc bây giờ em đã là vợ, là mẹ.

Nhắc lại chuyện này, Lầu Y Là vẫn chưa hết bàng hoàng. Em kể: Chiều tối một ngày đầu năm mới 2016, chú em, ông Lầu Bá Rê trú ở bản Liên Sơn có tổ chức lễ cúng và mời em sang dự. Đang băn khoăn vì phải đi bộ hơi xa mà em lại cần về sớm để kịp học bài thì hai thanh niên ở bản Na Cáng (xã Na Ngoi) lên tiếng: “Lên xe anh chở, đằng nào anh cũng về đường ấy luôn”.

Thế là Y Là lên xe của hai thanh niên vừa quen nhờ họ chở đi. Nhưng khi đã chở em qua khỏi nhà ông chú Lầu Bá Rê, họ vẫn không chịu dừng xe mặc cho em hết lời năn nỉ. Biết là mình sẽ bị bắt về làm vợ, Y Là rơi vào trạng thái hoảng loạn. Xe qua chừng mấy trăm mét, đến khu vực thác Nậm Càn do đường khó đi nên hai thanh niên chạy chậm lại, em nhanh trí nhảy xuống khỏi xe và ngã xuống đường. Mặc cho mặt và đầu gối bị chảy máu, giữa đêm tối, em kêu gào nhờ người giúp đỡ.

 “Cũng may, lúc ấy có chú bộ đội Biên phòng đi ngang, em liền kể lại sự việc và được chú ấy giải thoát đưa trở về nhà”, Y Là kể lại.

Trò chuyện về chuyện của em Là, thầy Nguyễn Đức Phương, giáo viên Chủ nhiệm của em xác nhận: Sau vụ việc đó, em Là phải nghỉ học mất mấy ngày vừa để chăm sóc vết thương ở mặt và chân vừa để ổn định lại tinh thần. Chúng tôi cũng thường xuyên đến động viên để em tiếp tục theo đuổi con đường học tập.

Sau khi ổn định tinh thần, Lầu Y Là tiếp tục đến lớp, trở thành học sinh ở xã vùng cao đầu tiên đạt học sinh giỏi cấp tỉnh; đồng thời thi đậu vào trường PTDT nội trú tỉnh với số điểm cao. Chia sẻ tới những bạn trẻ, Lầu Y Là nói: Con đường phía trước còn dài, chỉ có tuổi học trò là tuổi đẹp nhất, đừng nên bỏ học để lấy vợ, lấy chồng sớm. Hãy theo đuổi con đường học tập để biến ước mơ của mình thành sự thật.

Lầu Y Là chỉ là một ví dụ. Nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ, đã và đang có những bạn trẻ bằng cách này hay cách khác vượt qua hủ tục bắt vợ, vượt qua những định kiến xã hội. 

Tuy nhiên, ở miền Tây xứ Nghệ, những đám cưới được tổ chức chóng vánh, với hình ảnh cô dâu chú rể thì “vắt mũi chưa sạch”, chưa được pháp luật công nhận vì chưa đủ tuổi quy định. Ấy là câu chuyện buồn đang diễn ra và chưa biết khi nào kết thúc.

Học sinh trường PTDTBT THCS Mường Lống xem những thông tin trong buổi tuyên truyền nạn tảo hôn
Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh trường PTDTBT THCS Mường Lống về hệ lụy từ tảo hôn

Cơ hội bị đánh cắp

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn (Nghệ An) sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2023, trên địa bàn hiện có 154 học sinh nghỉ học. Trong đó, nhiều nhất là những trường chiếm phần lớn học sinh người Mông như: Trường PTDTBT THCS Na Ngoi nghỉ học 21 em, Trường PTDT Bán trú THCS Mường Lống nghỉ học 20 em, Trường PTDT Bán trú THCS Nậm Típ nghỉ học 18 em… Đáng chú ý, 57 em trong số này bỏ học để lấy vợ, lấy chồng.

57 em, 57 cuộc đời, 57 số phận nhưng hẳn là chung ước mơ được học hành đầy đủ, có việc làm để thoát khỏi cuộc sống khó khăn còn đeo đuổi nơi bản làng. Chỉ mới tính từ ra tết 2023 thôi đã những 57 em bỏ học lấy vợ, lấy chồng rồi. Một con số đầy nhói buốt.

Những học sinh nghỉ học lập gia đình, rất ít em được trở lại mái trường tiếp tục học tập. Đa phần các em phải chịu cảnh vất vả, khó nhọc của một cuộc hôn nhân chóng vánh và quá sớm. Điều đó cho thấy, cơ hội đổi đời, cơ hội để vượt lên thoát khỏi cuộc sống khó khăn vất vả thực tại là điều không dễ dàng. 

Còn với những em bỏ học đi làm khi chưa đủ tuổi, tiềm ẩn nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi khi không có hợp đồng lao động; hoặc không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật khi ký kết hợp đồng lao động. 

Học sinh, nhà trường ký kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn
Học sinh, nhà trường ký kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn

Ông Lê Hồng Lập, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn cho biết, từ tình trạng học sinh bỏ học có thể nhìn thấy vấn đề nhức nhối về lao động trẻ em và tảo hôn. 

Bỏ học lập gia đình, đồng nghĩa với việc không được học hành đầy đủ. Những người trẻ đang đối mặt với tương lai mờ mịt, vất vả phía trước. Lập gia đình khi chưa đủ tuổi, là “trăm thứ” chưa đủ “giáng” xuống đôi vợ chồng trẻ: chưa đủ sức khỏe, chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm… Chính những yếu tố này đang vô tình cướp mất cơ hội trước ngưỡng cửa cuộc đời của những người trẻ “ăn chưa no đã lo làm… vợ”.

Ai đánh cắp cơ hội của những người trẻ?! Chính bản thân những người trẻ, gia đình và định kiến của cộng đồng, là những tác nhân làm cho những người trẻ vuột mất cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn, đỡ vất vả hơn, được học hành đầy đủ và có nhận thức đúng đắn hơn… Đâu là giải pháp cho thực tế đáng buồn này?

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 15:38, 21/05/2025
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 15:32, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.