Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lớp học xóa mù chữ giữa rừng sâu

PV - 10:44, 15/01/2018

Giữa “tâm lõi” của rừng quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) có một lớp học đặc biệt gồm 21 học sinh. Lớp học này không chỉ đặc biệt bởi đa phần học trò ở lứa tuổi lên chức ông bà, mà còn đặc biệt bởi lần đầu tiên ở giữa rừng sâu núi thẳm có những thầy cô giáo hy sinh hạnh phúc riêng tư, miệt mài gieo chữ với tâm nguyện xóa mù cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Lớp học xóa mù. Lớp học xóa mù.

 

Học trò đặc biệt và bữa cơm nghĩa tình

Chiều tối Tết Dương lịch 1/1/2018, tại điểm trường thôn 3 - Trường Tiểu học Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), Trung tâm giáo dục cộng đồng của xã phối hợp Trường tiểu học Phước Cát 2 tổ chức khai giảng “lớp học xóa mù” cho 21 học sinh là người dân tộc Xtiêng, Châu Mạ, Cơ-ho sinh sống trên địa bàn xã. Đây là chủ trương của huyện Cát Tiên trong chương trình “xây dựng nông thôn mới”, xóa mù cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Vượt gần chục km đường rừng xa xôi, chị Điểu Thị Máp không kể xiết niềm vui khi lần đầu tiên đánh vần ê a con chữ. Chỉ biết, gương mặt chị ánh lên niềm xúc động tự hào, khi các cô giáo Trường Tiểu học Phước Cát 2 đến tận nhà mời chị đến trường học chữ. Chồng đi làm rẫy xa, chị dắt hai con lớn, lưng địu đứa nhỏ đến nhà văn hóa xã Phước Cát để học chữ. Chị phấn khởi chia sẻ: “Nhà em ở xa lắm. Bên kia rừng kìa. Nghe được đi học em thích lắm. Ba mẹ con đi luôn. Được xã cho ăn, cho học chữ là vui cái bụng lắm. Nhà em, bố, mẹ, chồng cũng không biết chữ. Gia đình nghèo khó, ở rừng sâu nên không có điều kiện đi học. Nay được học là sướng rồi”.

Cũng là học trò đặc biệt, ông Điểu Ka Minh là người cao tuổi nhất của lớp học xóa mù này. Năm nay ông Minh bước sang tuổi 53, cái tuổi lên chức ông nội, ông ngoại, song chưa một lần học chữ. Ông Minh chia sẻ: “Nhà tui ba thế hệ không biết chữ. Nay được đi học tui thích lắm. Học mà mở mang đầu óc, để biết đọc, biết viết là sướng rồi”.

Được cô giáo Trịnh Thị Út dạy từng nét chữ, chàng trai dân tộc Châu Mạ Điểu Ka Bảy không dấu được xúc động, nước mắt rưng rưng chẳng nói nên lời. Còn nhiều thanh niên trong xã chỉ biết nhìn thầy giáo Nguyễn Văn Nam, cô giáo Út, cô giáo Bùi Thị Anh trân trọng. Không chỉ chị Điểu Thị Máp, ông Điểu Ka Minh, anh Điểu Ca Bảy, mà 18 học sinh khác của lớp học đặc biệt đều có chung một tâm trạng phấn khởi, vì được học chữ, học làm người.

Để động viên tinh thần học tập của bà con, UBND xã Phước Cát đã tổ chức chiêu đãi lớp học xóa mù bữa cơm với thịt lợn và rau rừng tại nhà văn hóa thôn 3. Xúc động trước nghĩa cử của cán bộ xã và tinh thần dạy chữ cho bà con, ông Điểu Ka Minh chia sẻ: “Được học chữ lại no cái bụng, tui mừng lắm. Tui học chữ xong ở trường về sẽ dạy lại cho vợ và cháu tui ở nhà”

Sự hy sinh thầm lặng

Để có lớp học xóa mù, bốn cô giáo ở điểm trường thôn 3 và 2 giáo viên nam ở điểm trường thôn 4 đã băng rừng lội suối đến từng nhà vận động bà con đi học. “Vượt rừng, lội suối đã quá cực nhọc, nhưng đến vận động bà con không chịu đi học càng thất vọng hơn. Nhưng vì quyết tâm xóa mù vùng lõm, nên chúng tôi kiên trì thuyết phục. Cuối cùng bà con cũng hiểu ra và theo luôn về trường. 21 học sinh lớp học xóa mù này đều là những người nghèo khó, nhà ở tận rừng sâu, ít khi tiếp xúc với bên ngoài. Bằng mọi cách chúng tôi sẽ giúp bà con biết đọc, biết viết, biết đếm con số”, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hằng, nói.

Để đưa 31 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 và 21 học sinh đặc biệt của lớp học xóa mù ở nhiều thôn bản giữa rừng già Cát Tiên đến trường, nhiều thầy, cô giáo đã phải lăn lộn lên rừng chặt cây, dựng chòi dạy học; nhiều bữa ăn cơm nắm, uống nước suối, ngủ giữa rừng sâu. Ngày nắng cũng như mưa, sương lạnh cũng như oi bức; các thầy cô nhiệt tình bám trường dạy chữ. Và có thầy, cô giáo dù tuổi đã “xế chiều”, nhưng vẫn cô đơn. Không phải các thầy, cô kén chọn, nhưng ở giữa rừng sâu núi thẳm, tìm thấy dấu chân người cũng đã khó huống hồ tìm bạn trăm năm.

Cô giáo Trịnh Thị Út cho chia sẻ: Dạy cho học sinh lớp học xóa mù là một thử thách. Vì có người lớn tuổi bằng bố, thậm chí bằng ông nội mình. Việc tiếp thu cũng khó khăn hơn. Đặc biệt là tâm lý học sinh lớn tuổi, tự ái cao, nếu không biết cách động viên, hiểu tâm lý và biết tiếng dân tộc sẽ rất khó khăn trong truyền thụ kiến thức”.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô giáo nơi đây vẫn đang đồng cam cộng khổ cùng bà con dân bản, đưa con chữ đến với đồng bào vùng sâu.n

MẠNH TUẤN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:25, 14/10/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, tỉnh Đắk Nông ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS và đạt những kết quả toàn diện: Cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch...
“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

Gương sáng - Phạm Tiến - 19:24, 14/10/2024
Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng… hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.
Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Xã hội - Thảo Linh - Đặng Trọng Hộ - 19:06, 14/10/2024
Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Thời sự - BDT - 19:05, 14/10/2024
Kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Kinh tế - Tùng Nguyên - 19:01, 14/10/2024
Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 18:35, 14/10/2024
Chiều 14/10, tại Hội trường Tỉnh ủy Hà Giang, đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Thào Hồng Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội và gần 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 80 vạn đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Người có uy tín giữa lòng dân Xóm Bằng

Người có uy tín giữa lòng dân Xóm Bằng

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 18:31, 14/10/2024
Bà Mang Thị Điền là Bí thư Chi bộ, đồng thời cũng là Người có uy tín tiêu biểu của đồng bào Raglay thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận lần thứ nhất, năm 2024 diễn ra hồi tháng 9/2024, Người có uy tín Mang Thị Điền được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
Việt Nam - Lào: Hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy

Việt Nam - Lào: Hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy

Tin tức - Mai Hương - 17:47, 14/10/2024
Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV dâng hoa báo công trước Tượng đài Bác Hồ

Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV dâng hoa báo công trước Tượng đài Bác Hồ

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 17:40, 14/10/2024
Chiều 14/10, Đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy.
Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe “mùa” ô nhiễm không khí

Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe “mùa” ô nhiễm không khí

Môi trường sống - Minh Nhật - 16:36, 14/10/2024
Theo thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), qua theo dõi chu kỳ diễn biến chất lượng môi trường không khí hàng năm, từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, không khí tại một số địa phương thường diễn biến xấu.