Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lời Bác dẫn ta đi

PV - 15:23, 13/05/2021

Ngôi trường thiếu nhi rẻo cao (nay Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang) ngày nào từng được Bác Hồ về thăm nay như “khoác lên mình tấm áo mới”. Các dãy phòng học cao tầng khang trang nằm lọt trong khuôn viên rộng rãi, phủ một màu xanh mướt của những tán cây. Nhiều năm nay, thầy và trò nhà trường luôn thực hiện học tập và làm theo Bác, để nơi đây ngày càng đào tạo được thêm nhiều thế hệ học sinh vừa “hiền” vừa “tài” - “chủ nhân tương lai của đất nước”.

Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và thi đấu thể thao
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và thi đấu thể thao

Miệt mài truyền kiến thức

Hơn 18 giờ, chúng tôi có mặt ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang. Ánh điện sáng vẫn hắt ra từ một phòng học. Khi ấy cô và trò của lớp 12G vẫn đang say sưa dạy và học. Cô giáo Lê Thị Cẩm Vân, giáo viên dạy Toán, đảng viên Chi bộ Tự nhiên giọng đã khàn nhưng vẫn cố gắng nói thật to hướng dẫn, căn dặn cho học sinh cách thức giải những bài toán khó. 

Em Hoàng Thị Thu Diệp, học sinh lớp 12G cho biết, cô Vân bị u tuyến giáp, hàng ngày đều phải uống thuốc, có 2 con còn nhỏ nhưng cô luôn nỗ lực lên lớp vào mỗi buổi sáng. Đến chiều, mỗi tuần cô lại sắp xếp, bố trí việc gia đình dành 3 buổi ngoài giờ để lên lớp dạy phụ đạo miễn phí cho chúng em. Cô giảng dạy và hướng dẫn chúng em rất tận tình. Bài nào không hiểu cô dạy cho đến hiểu mới thôi, rồi giao bài tập dạng đó để chúng em về ôn tập. Trân trọng tình cảm và tâm huyết của cô, em luôn cố gắng và chăm chỉ làm các bài cô giao. Cô Vân tâm sự, chính vì tình yêu nghề, yêu thương học trò nên khi được nhà trường tin tưởng, phân công, cô đã không ngại vất vả và có thêm động lực để vượt qua bệnh tật, cố gắng giúp cho các trò có thêm nhiều kiến thức để kết quả học tập được tốt hơn.

Từ nhiều năm nay, hoạt động dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu kém đã được nhà trường duy trì thực hiện vào ngoài giờ hành chính các buổi chiều thứ 2, thứ 5 và thứ 7. Cô giáo Hà Thị Hải Yến, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cùng với kế hoạch giảng dạy chính khóa thì ngay từ đầu mỗi năm học, kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh đã được Ban Giám hiệu chỉ đạo xây dựng và phân công cho các giáo viên giảng dạy theo các khối lớp. Mỗi năm nhà trường tổ chức được từ 2-3 lớp, dạy phụ đạo cho khoảng 50 học sinh. Việc phụ đạo chủ yếu được thực hiện cho các học sinh yếu kém của khối 11 và 12, tập trung vào các môn học khó như: Toán, Tiếng Anh. Chỉ tính riêng từ năm học 2017- 2018 đến nay, nhà trường đã mở được hơn 20 lớp học phụ đạo miễn phí. Đây cũng là một trong những việc “làm theo” Bác được các giáo viên tập trung đăng ký thực hiện và đạt được kết quả tốt.

Nếu như năm học 2016-2017, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của nhà trường đạt 99% thì từ năm học 2017-2018 đến nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh lớp 12 luôn đạt 100%. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cũng tăng. Nhà trường nhiều năm liên tục là một trong những trường giữ vị trí top đầu toàn tỉnh về thành tích học sinh giỏi cấp tỉnh.

Rèn đạo đức qua mỗi việc làm tốt

Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện. Nhà trường xây dựng kế hoạch theo năm học để phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh. Các Tổ chuyên môn của nhà trường cũng chỉ đạo các bộ môn có liên quan lồng ghép giảng dạy về tư tưởng, tấm gương của Bác trong các tiết học như: Giáo dục công dân, Lịch sử… và lồng ghép vào giờ chào cờ, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 

Đoàn trường duy trì tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đoàn trường và Thành đoàn tổ chức... Đảng ủy chỉ đạo đảng viên, cán bộ giáo viên, nhân viên hằng năm đăng ký “Một việc tốt” theo tấm gương của Bác gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình và Cuộc vận động của ngành là “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Từ đây, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực của các cán bộ, giáo viên nhà trường ngày càng được lan tỏa như: tặng áo ấm cho học sinh nghèo; hỗ trợ học sinh nghèo tiền ăn sáng; ủng hộ miền Trung bị ảnh hưởng thiên tai; thực hành tiết kiệm điện, nước...

Học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang đã sáng tạo ra nhiều mô hình rất đẹp mắt từ các chai lọ và vật liệu bằng nhựa.
Học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang đã sáng tạo ra nhiều mô hình rất đẹp mắt từ các chai lọ và vật liệu bằng nhựa.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang có 16 phòng lớp học, 78 phòng ở ký túc xá, với 548 học sinh đang nội trú học tập. Nhà trường có 20 phòng làm việc với 51 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực hành tiết kiệm điện, nhà trường đã ban hành nội quy và dán ở tất cả các phòng học, phòng làm việc, ký túc xá để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nghiêm túc thực hiện. Việc thực hiện nội quy này được đội cờ đỏ và Đoàn thanh niên theo dõi, kiểm tra. Cô Hà Thị Hải Yến cho biết, 5 năm trở lại đây, nhà trường đã tiết kiệm được từ 3-4 triệu đồng tiền điện mỗi năm. Tiền nước cũng giảm đi hơn nửa.

Không chỉ rèn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tự giác, nhà trường còn đẩy mạnh các “việc làm tốt” về nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, về tình yêu thương con người để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Từ năm 2016 - 2020, cá nhân cán bộ, đảng viên, giáo viên nhà trường đã quyên góp tiền mua áo ấm tặng cho 162 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ thêm tiền ăn bữa sáng cho 60 học sinh nghèo mỗi em 150 nghìn đồng/tháng. Năm 2019, nhà trường tổ chức chương trình “Chăn ấm mùa đông”, tặng 10 chăn bông cho học sinh nghèo của trường THPT Yên Hoa (Na Hang). 

Công đoàn nhà trường đã tổ chức thăm hỏi 17 gia đình cán bộ, giáo viên có bố mẹ tuổi từ 80 trở lên với 8,5 triệu đồng. Ngoài ra cán bộ, giáo viên nhà trường đã tích cực tham gia đóng góp các quỹ từ thiện xã hội, xây dựng đường nông thôn, nhà văn hóa tại địa phương; vận động mỗi giáo viên ủng hộ 100 nghìn đồng/người vào Quỹ khuyến học của nhà trường để giúp các em học sinh nghèo vượt khó. Từ nguồn Quỹ khuyến học do giáo viên và các mạnh thường quân ủng hộ, nhà trường đã giúp đỡ cho hơn 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 500 nghìn đồng/học sinh/năm học. Năm 2020, với tinh thần “Vì miền Trung thân yêu”, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã quyên góp giúp đỡ trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình 10,5 triệu đồng và 1 tấn rau, củ quả để nhà trường vơi bớt khó khăn, vượt qua thiên tai.

Thực hiện tốt những lời căn dặn và những bài học về “trồng người”, từ năm 2016 - 2020, Đảng bộ nhà trường đã tổ chức kết nạp đảng cho 5 cán bộ, nhân viên và 6 học sinh lớp 12 có thành tích xuất sắc trong học tập. Nhiều năm liền, Đảng bộ trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh được Thành ủy, Tỉnh ủy đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Đảng bộ nhà trường nhận được nhiều Giấy khen, Bằng khen của tỉnh, thành phố và ngành giáo dục.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người trẻ kể chuyện bản làng

Người trẻ kể chuyện bản làng

Không đứng ngoài xu thế phát triển của các trang mạng xã hội, những người trẻ xứ Tuyên đã tận dụng lợi thế kết nối, lan tỏa của Facebook, Tiktok, Youtube để kể lại câu chuyện bản làng. Những nhà sáng tạo nội dung GenZ (thế hệ sinh năm 2000 đến nay) đã quảng bá bản sắc văn hóa, mỹ tục theo cách riêng với tất thảy niềm tự hào về dân tộc, quê hương.
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 8 giờ trước
Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại vùng đồng bào DTTS có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, Với những hoạt động của mình, các đội văn nghệ thôn bản đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, nâng cao đời sông tinh thần cho Nhân dân.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Người có uy tín - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Những năm qua, đánh giá cao về vai trò, sức ảnh hưởng của những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đội ngũ này, qua đó, Người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Công tác Dân tộc - Hòa Cao - 23:56, 04/06/2023
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 05 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.
Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Tiếng nói từ cơ sở - T.Hải - 23:49, 04/06/2023
Huyện Kỳ Sơn đã làm tờ trình gửi và đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực cho địa phương thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Công tác Dân tộc - Hải Khánh - 23:46, 04/06/2023
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Gương sáng - H.Thắm – P.Ly - 23:38, 04/06/2023
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Tin tức - Như Tâm - 23:37, 04/06/2023
Vừa qua, đoàn lãnh đạo tỉnh Cà Mau do ông Trần Văn Hiện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhân mùa Phật Đản Phật lịch 2567. Tham gia cùng đoàn có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Công an tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh.
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 23:33, 04/06/2023
Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Diệp - 23:28, 04/06/2023
Trong ba năm liên tiếp (2020, 2021, 2022), tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Năm 2021, 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Trí Phương - 16:16, 04/06/2023
Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).