Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công

PV - 01:23, 07/08/2022

Tối 6/8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (7/8/1912-7/8/2022). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công

Dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Cùng dự lễ còn có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh, thành phố; các vị khách quốc tế, đại diện gia tộc đồng chí Võ Chí Công, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn (bí danh Xuân, Năm Công), sinh ngày 7/8/1912 trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Tham gia phong trào cách mạng từ sớm và được kết nạp vào Đảng năm 1935, với tài năng, trí tuệ và tinh thần nhiệt huyết cách mạng, đồng chí Võ Chí Công trở thành cán bộ lãnh đạo cốt cán của phong trào cách mạng ở Quảng Nam, nơi có những hoạt động đầu tiên ghi dấu những bước trưởng thành của đồng chí trên chặng đường gần 80 năm hoạt động cách mạng.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Võ Chí Công từng bị thực dân Pháp bắt, tra tấn và kết án khổ sai chung thân. Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc, đồng chí tham gia khởi nghĩa lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, đưa Quảng Nam trở thành một trong những tỉnh giành chính quyền sớm trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, đồng chí được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiều trọng trách quan trọng. Đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết và phát huy được sức mạnh toàn dân, luôn có mặt ở những địa bàn trọng yếu, ác liệt nhất của chiến trường; bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, đường lối chiến tranh nhân dân…, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Đặc biệt, đồng chí Võ Chí Công đã nhạy bén nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất Bộ Chính trị, chớp thời cơ giải phóng hoàn toàn Quảng Nam - Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975, sớm hơn kế hoạch dự kiến, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày hòa bình thống nhất, đồng chí Võ Chí Công được Đảng, Nhà nước điều động về Trung ương, giao giữ nhiều trọng trách. Đồng chí có vai trò quan trọng về sự ra đời của Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Khóa IV, sau đó là Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) - mở ra bước ngoặt cho sự phát triển của nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân nước ta.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Trưởng Ban sửa đổi Hiến pháp, đồng chí Võ Chí Công đã chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng Hiến pháp 1992 làm nền tảng pháp lý cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước trong công cuộc đổi mới, để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên hội nhập quốc tế, ổn định và phát triển. Cùng với tập thể Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, đồng chí đã tích cực tham gia hoạch định và thể chế hóa chủ trương của Đảng về đối ngoại, dần phá bỏ thế bị bao vây, cấm vận và mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Đối với quê hương Quảng Nam, đồng chí Võ Chí Công không chỉ là người lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn trong những bước ngoặt lịch sử của phong trào cách mạng, mà còn để lại những di huấn quan trọng, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Quảng Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đồng chí được nhân dân Quảng Nam kính trọng, gọi tên trìu mến: Bác Năm Công.

Trọn đời đi theo con đường cách mạng cao đẹp, phấn đấu vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, đồng chí Võ Chí Công là hiện thân sinh động cho tinh thần cách mạng tiến công của người cộng sản, sẵn sàng chịu đựng, vượt qua mọi tra tấn, tù đày, hy sinh để thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng; luôn giữ vững niềm tin ở thắng lợi của cách mạng, dù trong hoàn cảnh gian khổ, khốc liệt nhất.

Đảm nhận nhiều trọng trách ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dù ở cương vị công tác nào, đồng chí Võ Chí Công cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, không ngừng học hỏi, tự rèn luyện, luôn sâu sát thực tiễn cuộc sống, gắn bó mật thiết nhân dân, lấy sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Trong cuộc sống hàng ngày, đồng chí luôn giữ nếp sống khiêm tốn, giản dị, nghĩa tình, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Đồng chí xứng đáng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ.
Đồng chí Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam nêu rõ, phát huy truyền thống quê hương anh hùng cách mạng, nêu gương sáng ngời của đồng chí Võ Chí Công; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Quảng Nam luôn giữ vững khối đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách; vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 25 năm tái lập tỉnh, với tinh thần tự lập, chủ động, sáng tạo trong tư duy, Quảng Nam từ một tỉnh thuần nông, nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay đã trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền trung; từ một tỉnh phải nhận trợ cấp hơn 70% ngân sách Trung ương, đến năm 2017 đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công là dịp để chúng ta thấm sâu, ghi nhớ cuộc đời, sự nghiệp, công lao và phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí, càng trân trọng, tự hào, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đồng chí và nguyện đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Học tập tinh thần cách mạng và tấm gương đạo đức mẫu mực của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đoàn kết, ra sức thi đua thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 22, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quyết tâm phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, xứng đáng là mảnh đất “trung dũng, kiên cường”, quê hương của đồng chí Võ Chí Công - Bác Năm Công kính mến.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 7 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 11 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 12 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.