Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng A Xây làm kinh tế giỏi

PV - 11:37, 08/02/2018

Nhà dân tộc học Trần Vĩnh Hoàng (Công tác tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) khẳng định với tôi rằng: “A Xây, xã Khánh Nam (Khánh Vĩnh - Khánh Hòa) là một làng người Raglai đặc biệt trên dải đất miền Trung. Là biểu trưng về sự vươn lên, sự chan hòa của tình người, sự đùm bọc và truyền thống tốt đẹp nhất của người Raglai”. Ấn tượng với tôi khi trở lại vùng đất này còn là cuộc “lột xác” thần kỳ.

Dũng cảm trong thời chiến

Ông Pi Hà Thịnh, một trong những Cựu chiến binh một thời ở A Xây tự hào: Những năm tháng trong kháng chiến hay trong thời bình thì người A Xây đều kiên cường cả. Làng A Xây là nơi sinh sống của đồng bào Raglai và một phần nhỏ dân tộc Tày. Người dân A Xây nhiều đời nay vẫn tự hào gọi làng mình bằng một cái tên khác: Làng Bác Hồ.

Nhắc lại mốc ra đời tên gọi này, ông Cao Dáng, nguyên Chủ tịch UBND xã Khánh Nam tự hào kể: Năm 1973, cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, A Xây trở thành nơi che chở và nuôi giấu cán bộ. Biết được điều này, địch liên tục càn quét A Xây. Lúc đó Đội trưởng du kích A Xây là A Ma Xanh nói với đồng bào: “Lời của Bác là sức mạnh, là lời của non sông, phải ghi nhớ và thực hiện”. Nói xong, Ma Xanh đứng trước ảnh Bác thề là sẽ đánh địch đến cùng. Ông đã dẫn Đội Du kích đi mai phục địch suốt 7 ngày đêm và sau đó đã bắn rơi máy bay Mỹ”. Từ đó, người dân trong làng đều tự coi mình là con cháu Bác Hồ, làng mình là làng Bác Hồ.

Nói thêm về quá khứ hào hùng của làng mình, già làng Pi Năng Thiên bồi hồi kể: “Hình tượng Bác đã trở thành sự linh thiêng đến kỳ lạ với người dân A Xây. Mỗi lần gặp hiểm nguy, khó khăn, chúng tôi lại gượng dậy vượt qua để xứng đáng với mong đợi của Bác. Vì vậy, trong kháng chiến, Đội Du kích A Xây bắn hạ được 7 máy bay Mỹ, tiêu diệt hàng trăm tên địch”.

100% trẻ em ở A Xây đủ tuổi đều đến trường học. 100% trẻ em ở A Xây đủ tuổi đều đến trường học.

 

Thật xúc động khi đi vào bất cứ nhà nào ở A Xây, tôi cũng thấy họ treo ảnh Bác Hồ ở vị trí trang trọng nhất, phía dưới là dòng chữ trích từ thư Bác gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”.

Quyết vươn lên trong thời bình

Già làng Pi Năng Chung đã bước qua 82 mùa rẫy tâm sự: “Mới ngày nào, cái nghèo, cái đói cứ bám A Xây dai dẳng, nay nhiều nhà đã có của ăn của để, có phương tiện nghe nhìn, đi lại. Cả cánh đồng mía xanh bạt ngàn này trước đây đều là sỏi đá. Ơn Đảng, Bác Hồ, làng A Xây bây giờ còn có hàng trăm con bò, trâu, hàng ngàn con lợn. Người Raglai ở mảnh đất này còn ao ước cho nhiều buôn làng khác cũng đầm ấm như thế ”.

Theo ông Trần Minh, Chủ tịch UBND xã Khánh Nam thì, tỷ lệ trẻ em tiêm chủng phòng bệnh ở A Xây đạt 100%, tỷ suất sinh giảm còn 9%, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai đạt gần 100%, người dân đã bỏ hẳn tư tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi đạt 100%; thanh niên không còn uống rượu và quậy phá trong những ngày lễ như trước mà thường xuyên đến Nhà Truyền thống của làng để sinh hoạt, để hát những ca khúc truyền thống.

Một trong những người Kinh yêu mảnh đất Khánh Nam như chính quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình là ông Nguyễn Văn Tài. Ông Tài tâm sự: “Bao nhiêu năm làm cán bộ Mặt trận, tôi nghiệm ra rằng, cái bụng của đồng bào A Xây tốt và chăm chỉ lắm nên làm cán bộ phải biết khơi dậy điều đó”.

Như để minh chứng cho lời nói của mình, rẽ băng qua cánh đồng khoai mỳ cao sản, ông Tài đưa tôi đến nhà chị Phùng Thị Mèn. Chị Mèn cho biết: “Ở đây chúng tôi luôn nghĩ không chịu khó làm ăn để thoát nghèo là có tội với Bác Hồ. Không riêng gia đình tôi, nhiều gia đình khác ở A Xây đã có cơ ngơi tiền tỷ rồi. Nhà tôi năm nào cũng có thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ mô hình VAC”.

Hình tượng Bác đã trở thành sự linh thiêng đến kỳ lạ với người dân A Xây. Mỗi lần gặp hiểm nguy, khó khăn, chúng tôi lại gượng dậy vượt qua để xứng đáng với mong đợi của Bác. Già làng Pi Năng Thiên

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 2 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 2 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 3 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 3 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 6 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 7 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Pháp luật - Thiên An - 7 giờ trước
Từ phản ánh của người dân về tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã bị gãy đổ và hư hỏng nặng. HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này. Vừa qua, Bí thư Huyện ủy Văn Lãng đã kết luận: “Chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an huyện xác minh, làm rõ, xem xét tính chất, mức độ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật”.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.