Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản

PV - 20:45, 09/10/2024

Chiều 9/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng được gặp Đại sứ; chúc mừng ông Ito Naoki được Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; chúc Đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Nhật Bản.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời chúc mừng tới ông Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản; tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ishiba, đất nước Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển phồn vinh, thịnh vượng và phát huy vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Ito Naoki chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dành thời gian tiếp; nhấn mạnh sự hợp tác giữa Quốc hội hai nước là nền tảng, trụ cột hợp tác giữa Nhật Bản-Việt Nam. Đại sứ Ito Naoki chia sẻ với Việt Nam về những mất mát và thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, chia buồn với các gia đình nạn nhân đã mất người thân; cho biết, thông qua Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Nhật Bản quyết định viện trợ thêm về máy lọc nước, màn, vật dụng thiết yếu… cho 7 tỉnh của Việt Nam gồm: Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Điện Biên.

Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh, Nhật Bản đang xem xét nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong khắc phục hậu quả cơn bão và phòng, chống thiên tai.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong khắc phục hậu quả bão số 3; cho biết, năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Nêu rõ hai nước có nhiều dư địa, tiềm năng, lợi thế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện để đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực.

Quang cảnh buổi tiếp tại Nhà Quốc hội
Quang cảnh buổi tiếp tại Nhà Quốc hội

Thời gian qua, Nhật Bản là nước cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Nhiều dự án Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2024 dự kiến hơn 30 tỷ USD. Nhật Bản có nhiều thế mạnh có thể giúp Việt Nam trong thời gian tới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)… tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo cũng như năng lượng.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ có nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hai nước cũng như giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đại sứ Ito Naoki nhất trí cho rằng, trong thời gian tới, hai nước tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân… Quốc hội hai nước cần thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, giao lưu giữa các nghị sĩ, nhất là nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ hữu nghị giữa hai nước; trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Quốc hội hai nước tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới như: Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng Liên minh nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF)…

Cho biết hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt hơn 560.000 người, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nhật Bản quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống và an sinh xã hội cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ổn định cuộc sống, duy trì bản sắc văn hóa, phát huy vai trò cầu nối quan trọng, kế thừa và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam-Nhật Bản trong tương lai. Nêu rõ tại Kỳ họp thứ 8 tới đây, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét, thảo luận nhiều dự án luật quan trọng, trong đó có các dự luật về đầu tư công, đấu thầu, ngân sách nhà nước, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Đại sứ Ito Naoki cho rằng, đây đều là những dự án luật có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài nói chung, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đại sứ mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Tin nổi bật trang chủ
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 2 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 8 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.