Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạ lùng thúng chai Việt

Bích Đào - 10:31, 04/04/2025

Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.

Một gia đình đang thực hiện các công đoạn làm thúng chai.
Một gia đình đang thực hiện các công đoạn làm thúng chai

Cánh tay nối biển

Thúng chai có vai trò như là “cánh tay” của ngư dân, thuyền con của thuyền mẹ nên luôn là vật bất ly thân của các tàu cá. Riêng tàu đánh bắt xa bờ phải thường trực 5 - 10 thúng chai. Chính thúng chai cũng là phương tiện thoát hiểm hữu hiệu khi tàu có sự cố. Như dân đánh bắt cá xa bờ, khi sóng đến cấp 5 thì loại thuyền dài dưới 10 mét chỉ như… cái lá, sóng quật lăn lóc. Riêng thúng chai thì không đầu, không đuôi cũng chẳng thân, sóng đánh hướng nào cũng là thuận. Hất lên lại tụt xuống, như quả bóng. Khi dông bão, thuyền gặp nạn giữa biển khơi, thuyền khác đến cứu, đố dám cặp mạn. Cách hữu hiệu nhất là chiếc thúng chai, chuyền sang nhau.

“Sư biển” Võ Đốc (ở phường 6, Tuy Hòa, Phú Yên), nguyên là lính pháo binh trên đảo Trường Sa Lớn từ 1985 - 1988, nay là thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương (cá bò gù), nói: “Vị trí của thúng chai cũng ví như những chiếc ca nô, thuyền cao su, thuyền cứu hộ trên các tàu khách, tàu hải quân và còn hơn thế. Nếu thiếu thúng chai thì tàu cá không thể rời bến đi đánh bắt. Thúng chai còn kiêm nhiệm nhiều công đoạn trong một số nghề câu như mực, bò gù. Khi đi tàu phát hiện ra vùng biển có nhiều mực, lập tức các thúng chai được thả xuống nước, mỗi bạn tàu mỗi thúng để câu trong vài giờ, rồi gom quân. Cá bò gù rất mê mồi mực. Câu bò gù mà không có thúng chai thì bó tay”.

Công đoạn đào đất để lận mê thúng chai.
Công đoạn đào đất để lận mê thúng chai

Khi một tàu lớn chạy tạt ngang, thuyền dài nhỏ rất dễ “uống nước”, nhưng thúng chai vẫn bồng bềnh lướt tốt, bởi việc cưỡi lên sóng là thế mạnh của loại thuyền tròn. Vào các đảo đá nổi chìm ở Hoàng Sa, Trường Sa, không gì bằng thúng chai. Đảo đá, thành dựng đứng, sóng vỗ vào dội ngược ra. Với tàu thuyền thông thường qua lớp sóng này không khác gì vượt cửa tử, còn thúng chai thì... vô tư. Cứ dập dềnh vài cái là qua, như trò đùa vậy. Qua lớp sóng bìa đảo đến lớp đá lởm chởm hàng cây số, với thuyền nhỏ hay ca nô xoay xở để không mắc, không va vỡ cũng không dễ. Còn thúng chai thì cứ xoay xoay, lắc lắc, dích dắc mà đi.

Công đoạn nứt vành thúng chai.
Công đoạn nứt vành thúng chai

Và không cần dụng cụ gì thêm vẫn có thể di chuyển thúng chai trên nước, gọi là lắc thúng. Có mái chèo đi, không mái chèo vẫn đi. Đi theo kiểu lắc, như mấy cô gái tuổi đôi mươi lúc lắc cái hông cho thiên hạ tròn xoe mắt mà ngưỡng mộ vậy.

“Muốn lắc thúng, hai chân phải đứng vững ở bụng thúng, hai tay nắm chặt vành thúng, người hơi chồm về hướng cần đến, mông và hai vai lắc mạnh, lượn theo nước mà nhịp nhàng lướt tới. Nhún thúng chai mê lắm, nếu quen thì không mệt gì đâu, lại thêm dẻo dai. Cách phổ biến nhất để sử dụng thúng chai là dùng mái chèo cầm tay, kẹt lắm thì có thể dùng sào để di chuyển trên thúng ở sông, hồ”, ông Đốc nói.

Theo Thạc sĩ Ngô Văn Thanh (người Phú Yên, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh), thúng chai là phát minh, sáng tạo độc đáo của người Việt, phát triển từ chiếc thúng đựng nông sản thành phương tiện giao thông thủy. Ông Thanh nói: “Chưa thấy có công trình nghiên cứu chi tiết về nguồn gốc thúng chai. Nhưng tôi suy đoán, sự ra đời của thúng chai sau khi các chúa Nguyễn cho phát triển dải đất miền Trung. Ngư dân phải ra biển từ các bãi ngang sóng lớn, nên phát kiến ra thuyền hình tròn để tăng khả năng lướt sóng, chinh phục bể Đông”.

Người dân dùng phân bò để bịt kín rò rỉ thúng chai.
Người dân dùng phân bò để bịt kín các kẽ hở thúng chai

Hậu cứ sông nước

Về miền Trung, đi đâu cũng gặp thúng chai, bởi đó là một phần tất yếu của cuộc sống ngư dân và biển cả. Các làng nghề sản xuất thúng chai hiện tập trung chủ yếu ở vài tỉnh Nam Trung bộ và chưa bao giờ dừng sản xuất.

Nguyên liệu chính để sản xuất thúng chai là nan tre, dầu chai và… phân bò. Tôi đã đến nhiều vùng làng nghề được xem là “thủ đô” thúng chai ở huyện Tuy An, Phú Yên. Hình ảnh sống động ở các làng nghề thúng chai đã kể lại câu chuyện thăng trầm của nông - ngư dân Việt, xứng đáng trở thành những điểm đến du lịch văn hóa độc đáo.

Thị trường sông nước hiện đang khá chuộng loại thúng chai được sản xuất tại làng nghề Phú Mỹ, xã An Dân, Tuy An. Bởi tính chuyên nghiệp của làng nghề này, nên nơi đây đã được mệnh danh là “thủ phủ” thúng chai. Theo những người già trong làng, hằng trăm năm qua, Phú Mỹ chưa bao giờ dừng sản xuất thúng chai, dù ít dù nhiều, dù nóng dù lạnh của nghề sông nước, của thị trường.

Quét dầu rái, phơi nắng thúng chai.
Quét dầu rái, phơi nắng thúng chai

Không quá tấp nập thợ thùng, Phú Mỹ đang có trên 50 hộ với khoảng 150 lao động chính sống bằng nghề thúng chai, chủ yếu giải quyết lao động tại chỗ. Nhiều hộ thực hiện từ A - Z việc sản xuất thúng, nhưng có hộ chỉ gia công phần vót nan đan mê (dùng làm phần bụng thúng). Việc lận bụng, nứt vành thúng khá nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức vóc đàn ông thạo nghề.

Ông Ngô Thanh Hồ, một thợ lận thúng kỳ cựu ở Phú Mỹ cho hay: “Làng nghề đang sản xuất thúng chai nhiều kích cỡ, với đường kính thúng từ 1,2 đến trên 3m. Dân làng thúng hiện làm tà tà, tạm đủ sống, nuôi con. Cũng có hồi, các mối nhập thất bát, nên làng nghề chỉ làm cầm chừng. Mười ngày, nửa tháng mới làm xong một cái thúng chai, nhưng bán yếu lắm. Năm nào mà biển mất mùa thì làng nghề thúng chai cũng… meo râu. Bây giờ chỉ làm theo đặt hàng thôi. Vật tư, ngày công tăng cao nhưng giá thúng không nhích bao nhiêu. Có mấy đầu nậu vừa thúc hối đặt hàng để gom xuất khẩu. Thế nhưng bà con ở đây thấy đó chỉ mới là “ngẫu hứng, mùa vụ” thôi, chứ chưa hứa hẹn dài hơi”.

Còn “lão đan” Trần Kim Hòa thì băn khoăn: “Mấy năm nay, thúng chai lại đang bị cạnh tranh ráo riết bởi thúng chai… nhựa. Mô phỏng y chang thúng chai tre nhưng chất liệu nhựa nên nhẹ và giá rẻ hơn. Thúng chai truyền thống đang mất dần thị phần. Chúng tôi phải tính đường cạnh tranh lại thúng nhựa nhưng chưa biết làm sao đây?”.

Thúng chai ra biển.
Thúng chai ra biển

Chu du Á, Âu

Một loại thuyền “tròn xoe” lại linh hoạt nên rất lạ trong mắt nhiều cư dân thế giới. Thúng chai đắc dụng hơn thuyền dài trong việc xoay trở những chặng ngắn trên nước. Đặc biệt là tác nghiệp trên các vùng biển đảo đầy sóng gió và đá ngầm, len lách vào các khu dân cư bị lũ lụt.

Thúng chai hiện diện lần đầu tiên trên đất Thái Lan cuối năm 2011, trong đợt lũ lụt kéo dài lịch sử ở nước này. Ông Võ Văn Kin (Năm Kin, ở phường 6, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vẫn còn lâng lâng với chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời. Đi Thái Lan mà đi để làm thầy hẳn hoi! Ấy là trong 3 ngày, ông bay sang Thái Lan để dạy “xài” thúng chai, một sản phẩm “chơn chất” của quê ông.

Nguyên cớ đi Thái của ông Kin là từ thạc sĩ Ngô Văn Thanh vốn là người từng nhiều năm du học tại Thái Lan và hiện có nhiều bạn là trí thức, doanh nhân Thái đang làm việc tại Việt Nam. Ai cũng biết, năm 2011 là năm đất Thái lũ lụt ngất trời, trong một dịp về Phú Yên du lịch, những người bạn Thái của ông Thanh tỏ ra kính nể công dụng của chiếc thuyền thúng, thế là họ nảy ý định nhập khẩu. Và ông Kin được chọn làm “giảng viên” dạy cách sử dụng thúng chai.

Theo ông Kin, thực ra, nhóm doanh nhân người Thái này đã dự định nhập khẩu “đặc sản” thuyền thúng trước khi quê nhà bị lụt hơn nửa năm, để đặt tại các khu du lịch. Thế nhưng cứ “lu bu” suốt, rồi khi đất Thái “đầy” nước, họ quyết tâm “xoay sang” đưa thuyền thúng về cho dân mình góp phần chống lũ. Thế là từ “đại sứ du lịch”, thúng chai làm “nghĩa vụ quốc tế”.

Du khách đi thuyền thúng khám phá Hòn Yến. Ảnh: Lê Quốc Hùng
Du khách đi thuyền thúng khám phá Hòn Yến. Ảnh: Lê Quốc Hùng

Có mặt tại Thủ đô Bangkok, Năm Kin bắt tay ngay vào việc “biểu diễn” thúng chai tại Cơ quan đăng kiểm Thái Lan, sau đó là tại Hội Chữ thập đỏ Bangkok, “cầm tay chỉ việc” cho hàng loạt “cán bộ” và ngư dân Thái. Lúc nào thúng chai và Năm Kin xuất hiện là người xem như hội, cổ vũ như… bóng đá quốc tế. Nhiều nhân viên chính phủ và người dân Thái đã lần lượt leo lên thử thúng và xin chụp ảnh với “ngôi sao” ngư dân Việt. Riêng cái vụ… lắc là khó à nghen(!), ông phải tập đi tập lại nhưng chỉ một số ngư dân mới làm theo “tạm ổn”. Thế là sau đó, thúng chai vào cuộc chống lũ lụt trên đất Thái.

Thúng chai lại được dịp chu du khi có người đặt hàng cùng lúc 200 chiếc để đi Tây Âu. Bà Nguyễn Kim Thoa, một người làm du lịch tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Cũng là cái duyên khi thành người mai mối cho thương vụ thúng chai đi Thụy Sĩ, khi một người bạn châu Âu am hiểu sông nước đã nhờ tìm mua thúng chai cho một triển lãm văn hóa.

Theo bà Thoa, cơ duyên bắt đầu khi giữa tháng 9/2011, Thụy Sĩ và Việt Nam cùng tổ chức Kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2011). Dịp này, ở thành phố Zürich (Thụy Sĩ) có tổ chức một hội chợ làng nghề thế giới và “đại biểu” thúng chai Việt đã được mời tham gia. Tại đây, một nghệ nhân Việt Nam đã biểu diễn sản xuất và lắc thúng chai. “Thế là bỗng nhiên khách khứa tại hội chợ đều mê tít từng chi tiết của việc làm ra và sử dụng loại “thuyền tròn” kỳ diệu này. Và đợt đặt hàng này là kết quả của ý tưởng nhiệt huyết của những người bạn Thụy Sĩ làm văn hóa, du lịch”, bà Thoa nói.

Liên tiếp trong các năm qua, làng nghề thúng chai ở Tuy An đã nhận được đơn đặt hàng từ Thái Lan, Thụy Sĩ và nhiều nước khác. Thế là thúng chai được dịp bay bổng tứ phương. Đơn giản nhưng tràn nội lực, hình ảnh thúng chai đang dần lan tỏa như là một vị đại sứ đầy quyến rũ của biển Việt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vì sao hoa hậu H’Hen Niê thành công nhưng không bỏ nhà dài?

Vì sao hoa hậu H’Hen Niê thành công nhưng không bỏ nhà dài?

Giữa nhịp sống hiện đại đầy vội vã, khi nhiều giá trị truyền thống dần phai nhạt, hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê - cô gái dân tộc Ê Đê nổi danh toàn cầu nhưng vẫn kiên quyết giữ lại ngôi nhà dài bên bếp lửa đỏ rực ở quê nhà khiến nhiều người xúc động. Không đơn thuần là một mái nhà, nhà dài với H’Hen Niê là gốc rễ tâm hồn, là bản sắc, là điểm tựa tinh thần trên mọi hành trình.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.