Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không xét mật độ dân số để hình thành đô thị tại nơi có di sản văn hóa vật thể

PV - 20:28, 21/09/2022

Chiều 21/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét 2 dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân loại đô thị và đơn vị hành chính. (Ảnh: Duy Linh)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân loại đô thị và đơn vị hành chính. (Ảnh: Duy Linh)

Nghị quyết số 1210 về phân loại đô thị được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/5/2016, đã trở thành công cụ quan trọng để quản lý, đánh giá chất lượng đô thị. Với công cụ trên, tính đến tháng 6/2022, cả nước có 2 đô thị đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 93 đô thị loại IV và 686 đô thị loại V. Bên cạnh những kết quả tích cực, Nghị quyết 1210 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Bổ sung nhóm tiêu chuẩn đối với 6 vùng kinh tế - xã hội

Trong đó, có việc một số tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị quy định trong Nghị quyết chưa xem xét đến đặc điểm vùng miền, yếu tố đặc thù, không còn phù hợp điều kiện thực tiễn; chưa quy định việc áp dụng đánh giá phân loại đối với đô thị có tính chất đặc thù, chưa cụ thể hóa các chính sách khuyến khích phát triển đô thị xanh, thông minh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về phân loại đô thị và đơn vị hành chính. (Ảnh: Duy Linh)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về phân loại đô thị và đơn vị hành chính. (Ảnh: Duy Linh)

Bên cạnh đó, trình tự thực hiện, thẩm quyền đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường trong Nghị quyết chưa quy định rõ ràng; công tác kiểm tra, giám sát sau công nhận loại đô thị, theo dõi đánh giá khả năng khắc phục các tiêu chí còn yếu, thiếu, việc quản lý chất lượng đô thị sau sắp xếp đơn vị hành chính đô thị chưa cụ thể…

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210 gồm 2 Điều. Đáng chú ý, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định mức áp dụng khác nhau về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và nhóm tiêu chuẩn về cơ cấu, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đối với 6 vùng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vùng trung du miền núi phía bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Về các quy định áp dụng phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, dự thảo Nghị quyết đã quy định rõ mức áp dụng đối với các trường hợp đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị: có đường biên giới quốc gia; ở hải đảo; thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc chịu tác động từ biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai; có di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên thế giới; được quy hoạch, đầu tư phát triển thành đô thị thông minh, sáng tạo, khoa học - công nghệ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: đa số ý kiến cơ bản tán thành quy định áp dụng tiêu chí phân loại đô thị theo vùng miền tương ứng với 6 vùng kinh tế - xã hội nhưng đề nghị bổ sung danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân theo 6 vùng nêu trên.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, chưa nên đưa các đô thị loại IV, loại V chịu tác động từ biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai vào diện đô thị có yếu tố đặc thù cần được giảm tiêu chí phân loại đô thị.

Hạn chế tăng mật độ dân cư nơi có di sản văn hóa

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã sửa đổi 24 điều, bổ sung 4 điều mới, bãi bỏ 1 điều và 1 Phụ lục trong Nghị quyết số 1211.

Đáng chú ý, đối với đơn vị hành chính nông thôn, dự thảo Nghị quyết đã giảm tiêu chuẩn quy mô dân số đối với đơn vị hành chính nông thôn ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia có từ 30% trở lên quy mô dân số là người DTTS và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; giảm tiêu chuẩn diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng (đạt từ 70% trở lên).

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Đối với đơn vị hành chính đô thị, dự thảo Nghị quyết cũng giảm tiêu chuẩn quy mô dân số (đạt từ 50% trở lên), cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (đạt từ 70% trở lên) của đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia; giảm tiêu chuẩn quy mô dân số và tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện (đạt từ 50% trở lên) đối với thành phố trực thuộc Trung ương có di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận hoặc được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong các quy hoạch đã được phê duyệt.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết còn giảm tiêu chuẩn quy mô dân số và tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã (nếu có) đối với đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, cấp xã (đạt từ 50% trở lên) có di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận hoặc được cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hoặc được xác định là trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế trong các quy hoạch đã phê duyệt.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Theo các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, có ý kiến đề nghị không xem xét tiêu chí mật độ dân số bởi tính chất đặc thù của đô thị loại này là thường có diện tích di sản cần bảo tồn rất lớn, cần hạn chế việc tập trung dân cư ở vùng nội đô.

Phát biểu ý kiến tại phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ tập trung nghiên cứu, đưa ra các cơ sở áp dụng phân loại đô thị để xây dựng các quy định phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù trong tương lai gần.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, công tác sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết 1210, 1211 cần được thực hiện trên quan điểm không quá cầu toàn. Thay vào đó, cần triển khai trên tinh thần đưa ra những quy định phù hợp với quá trình phát triển, biến động không ngừng của đất nước, xã hội hiện nay, đồng thời không mang nặng tính chủ quan, dễ gây ảnh hưởng đến những địa phương có điều kiện tự nhiên, điều kiện thực tế đặc biệt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 phút trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 2 phút trước
Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Thời sự - Minh Thu - 9 phút trước
Phòng khám Quân dân y A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu kịp thời 8 người nghi bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng và 1 người tự tử bằng lá ngón.
Cao Bằng: Giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt 829.514 triệu đồng

Cao Bằng: Giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt 829.514 triệu đồng

Công tác Dân tộc - Như Thúy - 22 phút trước
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, kết quả giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024, tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh thực hiện giải ngân được 829.514 triệu đồng/2.240.116 triệu đồng, đạt 37% KH, trong đó, vốn đầu tư là 596.343 triệu đồng/864.270 triệu đồng, đạt 69%KH; vốn sự nghiệp là 233.171 triệu đồng/1.375.846 triệu đồng, đạt 16,9%KH.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 8 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 8 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 8 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.