Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không lắng nghe ý kiến nhân dân thì hậu quả rất lớn

PV - 16:16, 17/04/2018

Làm việc với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, “chúng ta đi sát dân hơn, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn trong giải quyết các công việc của đất nước”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng lấy dẫn chứng về đề xuất thuế tài sản mà Bộ Tài chính đang đưa ra công khai để lấy ý kiến nhân dân, đây chưa phải kết luận cuối cùng và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục lắng nghe thêm.

Sáng nay, 17/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì cuộc làm việc thường niên để đánh giá kết quả phối hợp công tác năm 2017 và định hướng phối hợp thời gian tới.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện một số bộ, ngành và các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Việc gì cũng cần kiểm điểm xem làm đến đâu

Nêu lại một số thành tựu phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức Mặt trận, cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành cùng Chính phủ và sự đồng hành này rất quan trọng. Đây là một nguyên nhân dẫn tới các kết quả tích cực về kinh tế-xã hội năm 2017 và quý I/2018, trong đó có tăng trưởng kinh tế, thu nhập người dân tăng. Đây cũng chính là mục tiêu hành động của Chính phủ khi kết quả cuối cùng của phát triển là thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

“Cả Chính phủ, MTTQ luôn quan tâm đến người nghèo, người yếu thế trong xã hội, gia đình chính sách, vùng thiên tai, lũ bão”, Thủ tướng nói. Năm 2017, chưa bao giờ chúng ta giải quyết một khối lượng lương thực lớn như vậy cho đồng bào vùng thiên tai với tinh thần không để người dân “màn trời chiếu đất, đói cơm lạt muối”. “Chúng ta đi sát dân hơn, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn trong giải quyết các công việc của đất nước”, Thủ tướng nhìn nhận.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Chính phủ và MTTQ có trách nhiệm, có hiệu quả. Đặc biệt, đối với 14 việc mà hai bên đã thống nhất tại cuộc làm việc trước thì đến nay đã thực hiện 100% khối lượng. Bày tỏ vui mừng về kết quả này, Thủ tướng cho rằng, “việc gì cũng phải kiểm điểm xem làm đến đâu, trách nhiệm thế nào, phối hợp ra làm sao. Qua kiểm điểm hôm nay, chúng ta thấy những việc chúng ta đã nói và đã làm đến nơi đến chốn, đạt kết quả tốt”.

Hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, trong đó, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về các cuộc đối thoại chính sách để tìm lối đi, cách làm, tiếp nhận thông tin, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp, bởi “một Chính phủ vì dân thì phải biết cách tổ chức lắng nghe tiếng nói của nhân dân, các đoàn thể”. Nếu không, chúng ta tự quyết, tự đóng cửa, hành động chủ quan, duy ý chí thì xa dân, mất niềm tin của dân và hậu quả sẽ rất lớn đối với đất nước, với xã hội.

Các cơ quan Chính phủ luôn mời đại diện MTTQ tham gia các ban soạn thảo, tổ biên tập để lắng nghe ý kiến trong việc xây dựng các dự án luật, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật. Thủ tướng lấy dẫn chứng về đề xuất thuế tài sản mà Bộ Tài chính đang đưa ra công khai để lấy ý kiến nhân dân. Đây chưa phải kết luận cuối cùng và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục lắng nghe thêm.

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng và các Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, các cuộc vận động quỹ vì người nghèo, phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…”, Thủ tướng nói. Chính phủ và MTTQ đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chính sách pháp luật, đặc biệt những nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, công tác phối hợp cũng còn có bất cập, tồn tại cần khắc phục như phối hợp tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết bức xúc của nhân dân ở một số nơi còn bị động. Năm 2017, tại một số địa bàn, khi xảy ra điểm nóng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và phát huy tốt vai trò của Mặt trận để tuyên truyền, vận động nhân dân. Trong các phong trào thi đua yêu nước, công tác vận động có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét ở địa bàn dân cư, nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, trật tự xã hội, an toàn giao thông…

Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của Mặt trận

Bên cạnh những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng cũng chỉ ra, đất nước còn đối diện không ít nguy cơ, thách thức, trong đó có nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm…

Trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ và MTTQ cần phối hợp để củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thuận xã hội. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu phát triển năm 2018 và các năm tiếp theo rất quan trọng.

Cần phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Phối hợp phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, trong xây dựng thể chế, chính sách để làm sao kiến tạo, phục vụ nhân dân, đưa chính sách vào cuộc sống. “Tôi thường yêu cầu các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp có hiệu quả hơn với MTTQ, với các đoàn thể ở các địa phương một cách nghiêm túc, trách nhiệm, lắng nghe chân thành và thực thi”, Thủ tướng nói.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch MTTQ Trần Thanh Mẫn cho rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, tạo được niềm tin cho nhân dân. Ông cũng đánh giá cao công tác phối hợp giữa Chính phủ và MTTQ với một số điểm nổi bật là Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cho Mặt trận, tạo thuận lợi cho hệ thống Mặt trận. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đều dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư. Đối với các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ lũ lụt, hỗ trợ người nghèo do MTTQ phát động, Chính phủ, các thành viên Chính phủ hưởng ứng, nhiệt tình tham gia.

Tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chủ tịch MTTQ dự, có kiến nghị thì Thủ tướng đều giao cho các bộ, ngành thực hiện.

Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đã dành thời gian đối thoại với công nhân, nông dân, trí thức, doanh nghiệp..., lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân để xử lý giải quyết.

Chủ tịch MTTQ Trần Thanh Mẫn mong muốn sự phối hợp này ngày càng đi vào chất lượng, chiều sâu, hiệu quả.

Theo Chính phủ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 23/12, tại xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ Phát động Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đến dự có các ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành cùng các doanh nghiệp và Nhân dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Công tác Dân tộc - Văn Hoa (Thực hiện) - 1 giờ trước
Sau gần 4 năm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chi Lăng về kết quả trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện.
Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Sắc màu 54 - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ngày 23/12, tại xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ Phát động Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đến dự có các ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành cùng các doanh nghiệp và Nhân dân địa phương.
LỜI CẢM ƠN!

LỜI CẢM ƠN!

Tin tức - BTD - 3 giờ trước
Gia đình chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới:
Nơi lưu giữ văn hóa người Xơ Đăng

Nơi lưu giữ văn hóa người Xơ Đăng

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, vùng đất Tu Mơ Rông là nơi sinh sống của gần 30.000 người; trong đó, dân tộc Xơ Đăng chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú. Nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu; các nghề truyền thống, như: Đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, tạc tượng; các loại nhạc cụ truyền thống, như: Cồng chiêng, đàn Tơ rưng, đàn Ting ning, đàn Klông Put và các làn điệu dân ca, dân vũ.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Long: Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò “cầu nối” quan trọng giữa ý Đảng - lòng dân

Vĩnh Long: Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò “cầu nối” quan trọng giữa ý Đảng - lòng dân

Công tác Dân tộc - Minh Triết - 3 giờ trước
Người có uy tín tại tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò cầu nối vững chắc giữa chính quyền và Nhân dân, giúp truyền tải hiệu quả các chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, họ góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của người dân đối với chính quyền, thúc đẩy sự gắn kết và đồng lòng trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế- xã hội của địa phtỉnh.
Không để một ai không có Tết

Không để một ai không có Tết

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, với mục tiêu: “Không ai không có Tết”, hiện nay các ngành, địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đang tích cực thực hiện kế hoạch chăm lo Tết cho người dân, nhất là người thuộc diện chính sách, khó khăn, người dân DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Với lợi thế về đất rừng sản xuất, cùng định hướng phát triển cây lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng và giải quyết việc làm ở địa phương.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã đẩy mạnh số hóa hồ sơ, nhằm xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử, đẩy mạnh cuộc cách mạng chuyển đổi số trên địa bàn huyện, giúp các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng dịch vụ công một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Đặt mục tiêu hết năm 2025 không còn gia đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, DTTS, gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhờ đó, các hộ gia đình đã ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, xóa nghèo.