Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Kho báu” của một nông dân người Tày

PV - 16:01, 27/03/2019

Chuyện cây sưa cổ ở một ngôi đình nọ của Thủ đô Hà Nội được định giá đến cả trăm tỷ chưa “nguội” thì một ngày gần đây tôi lại được “mục sở thị” thung lũng sưa với cả nghìn cây lớn nhỏ. “Kho báu” bạc tỷ ấy là của một nông dân người Tày ở tỉnh Tuyên Quang.

“Kho báu” bạc tỷ của ông Nông Văn Thắng. “Kho báu” bạc tỷ của ông Nông Văn Thắng.

Quyết tâm thoát nghèo

Người sở hữu kho báu bạc tỷ ấy là ông Nông Văn Thắng sinh năm 1955 ở thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Trước đây, có ít đất vườn đồi, gia đình ông từng canh tác nhiều loại cây như đu đủ, trồng chè rồi chăn nuôi gà đẻ, lợn thịt... song vẫn chỉ đủ ăn. Ông Thắng bảo, không phải mình kém cỏi gì mà đất vườn đồi cứ “mùa nào thức ấy”, canh tác luân phiên, năng suất rất tốt nhưng cứ “được mùa thì mất giá” nên thu nhập không cao. Bao đêm trằn trọc suy nghĩ rồi đọc sách báo đến “mòn kính” thì chợt ông nhận thấy hướng đi mới với mô hình trồng cây sưa của một đại gia đất kinh Bắc. Sau hôm đó ông lặn lội bắt xe xuống tận nơi để học hỏi rồi “lộn” về về Sơn Tây mua giống cây sưa đỏ quý hiếm, quyết nuôi chí làm giàu từ cây “quý tộc” trên chính mảnh đất quê hương.

Để có diện tích đất vườn rừng hơn 3ha, vợ chồng ông Thắng đã phải chắt chiu từng đồng để mua thêm của người dân ở thôn Đồng Danh. Hết tiền ông phải đánh liều cầm cố sổ đỏ để vay ngân hàng mua giống sưa về trồng. Nhiều người thấy ông đưa loại cây lạ hoắc về trồng không khỏi lo lắng, có người góp ý “giống cây thì quý thật những chẳng biết mai này thế nào bởi ai cũng trồng thì có khi sau này bán củi đun cũng chẳng ai mua”. Bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha, ông Thắng vẫn cặm cụi với những luống cây mới trồng. Có những lúc chiếc cuốc bật vào đá, văng vào chân đến túa máu nhưng ông lại lấy lá cây rừng đắp vào và miệt mài làm việc tiếp.

Để “lấy ngắn nuôi dài” ông Thắng trồng xen vào các loại cây ăn quả như bưởi, quýt và trồng cây màu. Mỗi thứ một ít, cứ có tiền là ông lại mang đi mua thêm cây giống trồng khắp khu vườn, đồi nhà mình. Trong quá trình chăm sóc ông còn tích cực tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này qua các tài liệu hướng dẫn của Hội Làm vườn và mất không ít kinh phí để ngược xuôi thăm quan các mô hình khắp cả nước. Trải qua hơn 15 năm kể từ ngày trồng sưa không bao giờ ông Thắng nghĩ mình lại có một gia tài lớn như ngày hôm nay, bởi thế người dân Đồng Danh đi đâu cũng tự hào “khoe” ông Thắng là “Tỷ phú” của thôn. Bà Lương Thị Hoa, người dân xã Đức Ninh nói, giá trị của vườn sưa của ông Thắng giờ ai cũng biết bởi nó quá lớn. Bà con ai cũng mừng bởi ông ấy là người hiền lành, chất phác nên được ông trời phật phù hộ.

Gia đình ông Thắng là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Gia đình ông Thắng là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Gia tài tiền tỷ

Đến tận bây giờ khi nhắc lại chuyện trồng cây sưa ông Thắng vẫn khẳng định đây như là một ván bài đầy may rủi. Bởi lẽ, nếu chẳng may gỗ sưa mất giá thì bao công lao của ông lại trở nên “công cốc”. Nhưng thật may, gỗ cây sưa từ trước đến nay vẫn luôn là gỗ quý cung không đủ cầu. Chính sự tin tưởng về tương lai của loại cây này khiến ông nhiều lần quyết định mở rộng diện tích.

Đến nay cả vườn sưa của ông Thắng có gần 2.000 cây, cây lâu nhất là hơn 15 năm cây ít cũng đã trồng được 5 năm tuổi. Có những cây thương lái đến tận gốc trả giá hơn 300 triệu đồng nhưng ông Thắng không bán. Nhiều người hỏi số tiền lớn thế sao ông không bán đi thì ông bảo, gỗ sưa đắt chủ yếu là phần lõi chính vì thế cây càng lâu năm thì giá trị càng lớn nên không phải vội. Năm 2017 gia đình ông Thắng bán tỉa 25 cây sưa thu được gần 1 tỷ đồng, năm 2018 ông bán 5 cây thu được hơn 300 triệu đồng. Với giá gỗ sưa hiện nay khoảng vài triệu đồng/kg thì tính ra cả vườn sưa của ông Thắng ước có giá trị đến hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm nguồn thu từ trồng cây ăn quả (bưởi, chanh) và chăn nuôi (gà đẻ, lợn thịt) cũng đem lại cho gia đình ông hơn 150 triệu đồng.

Thấy chúng tôi lo lắng bởi một “kho báu” bạt ngàn nằm lộ thiên trong khi lại chỉ có 2 vợ chồng ông trông coi (2 con gái của ông đã lấy chồng ở xa) thì ông Thắng cười xòa: “Ở đây là đường độc đạo, xung quanh nhà tôi toàn anh em, họ hàng nên hầu như chưa xảy ra trộm cắp bao giờ. Người thôn Đồng Danh dù giàu, nghèo đều rất đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và mọi việc”.

Ngay như bản thân ông Thắng, không chỉ làm giàu cho mình, ông còn không ngần ngại chia sẻ những “bí quyết” trong phát triển kinh tế, giúp đỡ nhiều hộ gia đình trong thôn về vốn và cây trồng. Ai cần hỗ trợ về kỹ thuật trồng, nguồn giống sưa quý ông đều rất sẵn sàng cung cấp. Bà Hoàng Thị Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Ninh nói, ở thôn ông Thắng là người sống gần gũi, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Gia đình ông Thắng còn là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhân tố tốt như gia đình ông Thắng đã góp phần tích cực để xã Đức Ninh sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

Có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế gia đình và tích cực giúp đỡ các hội viên nông dân, hội viên người cao tuổi ông nên Thắng đã nhận được sự tin yêu của mọi người, được các cấp, các ngành ghi nhận. Năm 2018 ông là hội viên tiêu biểu được Hội Người cao tuổi tặng Giấy khen, xứng đáng là hội viên đi đầu trong thực hiện phong trào “Tuổi cao-Gương sáng”. Ông Thắng cho biết, trong tương lai ông còn có dự định biến thung lũng sưa nghìn cây của gia đình thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hiện gia đình ông đang tích cực chỉnh trang lại khuôn viên nhà ở, tu sửa lại hệ thống tưới tiêu để đảm bảo khu vườn cây trái luôn mướt xanh.

HUY HOÀNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 4 phút trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn thư của Thủ tướng.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 9 phút trước
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.
Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát chậm nhất trong tháng 10/2025.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Gia Lai công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Gia Lai công bố các quyết định về công tác cán bộ

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 11/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền.