Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi “con chữ” về bon

PV - 21:28, 30/01/2018

Lớp học xóa mù chữ tại bon Bu Đách, xã Quảng Tín, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông đã thu hút được hầu hết bà con không biết chữ trong bon tham gia. Từ ngày biết “con” chữ, nhiều người đã trở nên tự tin hơn, nhiều người khác lại như được mở ra những chân trời mới với nhiều niềm hi vọng.

Hành trình đến với con chữ

Nhiều tháng trở lại đây, mỗi buổi chiều về, vợ chồng anh Điểu Chôn lại tranh thủ làm thật nhanh công việc nương rẫy để tham gia lớp học xóa mù vào buổi tối. Về đến nhà, hai vợ chồng mỗi người một tay tranh thủ tắm rửa cho con, nấu ăn và chuẩn bị sách vở đi học. Cơm nước xong cũng là lúc màn đêm bắt đầu buông phủ lên từng mái nhà, ngọn cây.

Vì ở đầu bon nên hôm nào vợ chồng Điểu Chôn cũng đi sớm hơn rồi cứ thế gọi từng nhà, từng nhà một. Tiếng gọi nhau đi học, tiếng trả lời râm ran, vang vọng khắp các đường bon. Cứ qua mỗi nhà, vợ chồng Điểu Chôn lại gọi thêm được một người. Cứ thế đoàn người nối nhau đi học ngày càng đông hơn. Mỗi người một tập sách, một cuốn vở và cây bút trên tay nói chuyện rôm rả khắp chặng đường.

Dù khó nhưng ai cũng muốn học bằng được “con chữ”. Dù khó nhưng ai cũng muốn học bằng được “con chữ”.

 

Lớp học được mở ngay tại nhà văn hóa cộng đồng của bon. Cô giáo dạy không ai khác là những giáo viên quen thuộc của Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, đóng chân trên địa bàn. Lớp học bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ vào các ngày thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. Học sinh của lớp học cũng có nhiều độ tuổi khác nhau. Người già nhất năm nay cũng đã 55 tuổi. Người trẻ nhất là 19 tuổi.

Chị Thị Xuân, người tham gia lớp học cho biết: “Ban đầu nói đi học tôi ngại lắm, ngại với bọn trẻ con trong bon vì mình già rồi còn học hành gì nữa. Nhưng rồi nghe cô giáo và trưởng bon nói nhiều nên tôi cũng đi thử xem sao. Ban đầu học thì cũng khó lắm. Tay ai cũng cứng đơ tưởng không viết được. Nhiều người còn nói đi học sao mà khó, khó hơn cả đi hái cà, cuốc cỏ, lấy măng. Thế mà giờ ai cũng đã biết đọc, biết viết. Giờ thì tôi thích đi học lắm, dù mưa tôi cũng đội áo mưa đi chứ không nghỉ là tiếc lắm!”.

Theo cô Đào Thị Nhạn, phụ trách lớp học thì ban đầu mới mở lớp cũng chỉ có khoảng gần 10 người đi học. Hầu hết người dân trong bon đều ngại đi, một phần vì đã lớn tuổi, một phần cho rằng học chữ không cần thiết. Giáo viên phải vừa dạy vừa kết hợp với trưởng bon, những người có uy tín “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động. Cùng với đó, những người đã tham gia lớp thấy đi học vừa vui vừa ý nghĩa nên dần vận động được thêm nhiều người cùng đến lớp.

Đến nay, cả bon đã vận động được 100% người không biết chữ trong bon đến lớp, với khoảng trên 20 người. Vì điều kiện thiếu thốn về mọi thứ nên việc dạy cũng tương đối vất vả. “Thế nhưng, thấy ai cũng ham học làm chúng tôi càng có động lực mang “con” chữ đến với bà con hơn, cô Nhạn cho biết thêm”.

Ánh sáng về với bon làng

Khác với vẻ e ngại, xấu hổ ban đầu, giờ đây sau hơn 6 tháng học, hầu hết những học sinh trong “lớp học đặc biệt” đã trở nên tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều. Các tiết học trở nên sôi động với tiếng tranh luận, phát biểu, xung phong lên bảng. Tiếng đánh vần và đọc bài cũng trở nên to và rõ ràng hơn. Điều mà ai cũng cảm nhận được là những người tham gia lớp học trở nên tự tin hơn.

Chị Thị Nhào, người tham gia lớp học cho biết: Trước đây mỗi lần nói đi đâu xa tôi đều lo sợ bị lạc đường. Nhưng từ bây giờ, tôi không còn lo sợ nữa vì có thể đọc được hướng dẫn đường đi. Các biển báo hay các khẩu hiệu treo trước bon, thông báo ở xã giờ tôi đều có thể đọc được nên biết thêm rất nhiều thứ.

Còn đối với Điểu Chôn thì việc biết được “con” chữ đồng nghĩa với việc anh có thể tự tay viết giấy khai sinh cho con của mình. Anh Vũ Đức Bình, cán bộ tư pháp xã Quảng Tín đã thể hiện rõ sự bất ngờ khi Điểu Chôn tự tay ghi tờ khai và ký tên. Anh Bình cho biết: Trước đây mỗi lần Điểu Chôn và nhiều người khác trong bon lên giao dịch, chúng tôi đều phải chuẩn bị một hộp đóng dấu để vân tay và phải đọc nội dung văn bản cho nghe sau đó là cầm tay điểm chỉ. Chỉ sau mấy tháng mà nay anh ấy đã tự ghi tờ khai và tự ký, ghi rõ được họ tên của mình.

Thấy anh Bình nói vậy, Điểu Chôn cười, phân bua: “Là nhờ học lớp xóa mù đấy cán bộ Bình à”. Điểu Chôn còn tâm sự thêm: “Chữ đầu tiên mà tôi tập viết đó chính là tên của mình. Cảm giác khi tự tay viết được tên mình sướng lắm. Bây giờ tôi có thể đọc được tất cả các loại sách, báo nên biết thêm nhiều thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng. Mấy quyển sách tập huấn về khuyến nông lâu nay không có tác dụng với tôi, nhưng giờ đều được tôi đọc kỹ từng chữ để áp dụng làm theo”.

Theo ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín, những năm trước đây địa phương cũng đã được quan tâm mở một số lớp xóa mù ở các thôn, bon. Sau lớp học tại bon Bù Đách hiện nay thì toàn xã đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu xóa mù chữ. Nhờ đó, việc tuyên truyền người dân thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ thuận lợi hơn. Điều quan trọng hơn là từ biết chữ sẽ giúp bà con nâng cao dân trí, dần tiếp cận được việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Đây cũng sẽ là động lực để giúp bà con từng bước thoát nghèo.

BAN MAI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.