Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ia Ly (Gia Lai): Lợn vừa cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS đã chết hàng loạt

Ngọc Thu - 07:41, 13/11/2024

Nhiều ngày qua, các hộ dân tại làng Vân và làng Mun (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thấp thỏm, lo âu khi những con heo (lợn) giống được cấp theo Dự án 2 "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đang chết dần, thậm chí có nơi số heo đã chết gần hết nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Hộ anh Rơ Châm Kưm buồn bã khi có 1 con heo đã chết, 1 con đang bệnh trên tổng số 5 con heo giống được thị trấn Ia Ly cấp vào đầu tháng 10/2024
Anh Rơ Châm Kưm buồn bã khi có 1 con heo đã chết, 1 con đang bệnh trên tổng số 6 con heo giống được thị trấn Ia Ly cấp vào đầu tháng 10/2024

Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận tại hộ anh Rơ Châm Kưm và chị Ksor Hyin, trú tại làng Vân. Theo vợ chồng anh Kưm, khoảng đầu tháng 10/2024, gia đình anh được UBND thị trấn cấp 6 con heo thịt cùng 8 bao cám để chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Mừng rỡ khi được sự hỗ trợ của địa phương, gia đình anh Kưm tập trung vệ sinh chuồng, chuẩn bị nước sạch để chăm sóc 6 con heo theo đúng hướng dẫn từ đơn vị cung cấp.

Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu, cụ thể là khoảng 1 tuần sau, anh Kưm và chị Hyin bất ngờ phát hiện 1 con trong số 6 con heo có dấu hiệu bệnh nặng, toàn thân đỏ, đi phân lỏng và bỏ ăn. Sự việc được nhà anh báo đến Trưởng thôn để có hướng xử lý. Tuy nhiên, 1 ngày sau thì con heo bệnh đã lăn ra chết.

Chị Hyin nói: Khi được cấp heo vợ chồng mình vui lắm. Cho heo sưởi ấm, uống nước sạch, chỉ ăn cám và men tiêu hóa theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y. Nhưng không rõ thế nào 1 con đã chết, hiện có 1 con đang có dấu hiệu bỏ ăn, 4 con khác thì vẫn ăn bình thường. Mình mong chính quyền, cơ quan chuyên môn có cách nào cứu đàn heo của mình và những hộ khác trong làng.

Heo được cấp theo Dự án 2 đang có biểu hiện chán ăn, thân đỏ, phân lỏng
Heo được cấp theo Dự án 2 đang có biểu hiện chán ăn, thân đỏ, phân lỏng

Buồn hơn, tại hộ anh Rơ Châm Kông, là hộ cận nghèo (trú làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) với toàn bộ 6 con heo được cấp theo dự án, đều đã chết mà chưa rõ nguyên nhân.

Tại thời điểm ghi nhận vào chiều tối 11/11, bố mẹ của anh Kông cho hay: Con mình đi rẫy rồi. Heo được cấp cho nhà Kông đã chết hết rồi. Heo bệnh gì thì không ai biết. Lúc nhận heo thì tốt, nhưng mấy hôm sau cả 6 con heo chết dần, có nhiều con đi phân ra nhiều máu. Toàn bộ heo chết nhà mình đều đào hố chôn, không ai dám ăn heo bệnh chết.

Cũng tại làng Vân, hộ Rơ Châm Yới thuộc hộ cận nghèo, được cấp 6 con heo, nhưng toàn bộ heo cũng đã chết với tình trạng bệnh như các hộ nêu trên. Hiện chuồng nuôi đã được vệ sinh, rắc vôi bột để sát khuẩn, khử trùng.

6 con heo được cấp theo Dự án 2 cho hộ anh Rơ Châm Kông đã bị bệnh chết hết
6 con heo được cấp theo Dự án 2 cho hộ anh Rơ Châm Kông đã bị bệnh chết hết

Cùng thụ hưởng dự án cấp heo cho hộ có hoàn cảnh khó khăn, tại làng Mun (thị trấn Ia Ly) có 8 hộ được cấp heo, mỗi hộ nhận 5 con. Tuy nhiên, trong tổng số 40 con được cấp, hiện chỉ còn lại 13 con và số heo này có những con đã mắc bệnh, nguy cơ chết là rất cao.

Vợ chồng anh Rơ Châm Kiên, trú làng Mun là hộ nghèo với 6 miệng ăn, tất cả nguồn kinh tế đều phụ thuộc lớn vào rẫy cà phê và 1 sào lúa. Được cấp 5 con heo làm vốn nhà anh Kiên rất vui, vợ chồng thay nhau chăm sóc, cho ăn cám, thuốc theo hướng dẫn. Nhưng cả 5 con heo được cấp cũng bất ngờ lăn ra bệnh, rồi chết dần khiến cả nhà vừa buồn, vừa tiếc cho số tiền mà Nhà nước mua cấp cho hộ khó khăn với mục đích để bà con thay đổi cuộc sống.

Anh Kiên kể: Trước khi nhận heo, mình được chọn đi cùng với Trưởng thôn làng Mun, làng Vân và lãnh đạo thị trấn Ia Ly đến trang trại nuôi heo tại TP. Pleiku để xem heo giống và chọn lựa đưa về làng. Khi heo đưa về làng, ai cũng vui vì có thêm sinh kế, tạo nguồn thu khi đàn heo xuất bán. Nhưng mọi người đều lo vì chưa có kinh nghiệm nuôi heo nhốt trong chuồng. Giờ nhìn thấy đàn heo chết hết, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo không biết sẽ phải làm gì để phát triển kinh tế nữa, nghèo vẫn cứ nghèo mãi thôi.

Vợ chồng anh Rơ Châm Kiên chia sẻ sự lo loắng trước tình trạng 5 con heo được UBND thị trấn Ia ly cấp đã lần lượt chết hết
Vợ chồng anh Rơ Châm Kiên chia sẻ sự lo loắng trước tình trạng 5 con heo được UBND thị trấn Ia ly cấp đã lần lượt chết hết

Trước thực tế ghi nhận và số heo chết đang từng ngày tăng lên, các trưởng thôn tại làng Mun và làng Vân đều rất lo lắng và không biết cách nào để ngăn chặn được bệnh cho số heo còn lại.

Ông Rơ Châm Túy, thôn trưởng làng Mun cho hay: Ngày nào có con heo bị chết là mình đều thông tin lên UBND thị trấn Ia Ly để kịp thời xử lý. Không hiểu vì sao mà heo cứ lần lượt chết hết. Chúng tôi đã cho gọi thú y ở thị trấn đến tiêm thuốc cũng không hết bệnh cho heo. Lâu nay, người dân trong làng thường nuôi heo thả rông, đây là lần đầu tiên chúng tôi nuôi heo thương phẩm nhốt chuồng nên cũng không có kinh nghiệm xử lý. UBND thị trấn với hệ thống chính trị thôn làng cũng thường xuyên theo dõi, nhắc nhở bà con thực hiện nuôi theo đúng phương pháp nuôi mà cơ sở cấp giống đã chỉ dẫn nhưng vẫn không thể duy trì sự sống cho đàn heo. Heo giờ chết gần hết, chúng tôi cũng đành chờ chính quyền địa phương có giải pháp gì giúp bà con không?

Làng Vân và Mun là hai làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, với tỷ lệ đồng bào DTTS Gia Rai chiếm gần 100%. Nhằm giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, UBND thị trấn Ia Ly đã triển khai Dự án 2, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, với kinh phí 300 triệu đồng để cấp con giống chăn nuôi cho 2 làng. Thế nhưng, việc hàng loạt heo thịt vừa cấp đã chết khiến người dân thấp thỏm lo âu, đứng ngồi không yên bởi đây không chỉ là tài sản có giá trị, số heo trên còn là sinh kế giúp người dân thoát nghèo.

Trao đổi với phóng viên về nguyên nhân dẫn đến số heo vừa cấp đã chết, ông Rơ Châm Vân, Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly xác nhận: Số heo được cấp cho các gia đình ở 2 làng ban đầu đều đảm bảo số lượng, trọng lượng theo quy định. Nhưng do tập tục chăn nuôi của các hộ dân DTTS chưa quen với nuôi nhốt, có thể đã cho heo ăn phải thịt mang mầm bệnh, cho ăn không đúng lượng thức ăn quy định… dẫn đến đàn heo đã chết 52 con/100 con được cấp. Sau khi nhận thông tin, chính quyền địa phương đã thành lập Đoàn tiến hành kiểm tra, xử lý và tìm ra nguyên nhân khiến heo bệnh, chết để khắc phục, đồng thời báo lên cấp trên để có hướng xử lý sớm nhất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 35 phút trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 3 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 4 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Kinh tế - Thảo Linh - 4 giờ trước
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Kinh tế - PHƯƠNG NGHI - 4 giờ trước
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hoàng Phúc - 4 giờ trước
Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 5 giờ trước
Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.