Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 23/9, đã có 207.517.414 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 18.576.207 ca bệnh đang điều trị, có 18.478.367 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 97.840 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 123.127 ca nhiễm mới, Mỹ là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (36.473 ca) và Anh (34.460 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.097 ca, sau đó là Nga (817 ca) và Mexico (815 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 74.626.626 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 23/9, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong một ngày qua, châu lục này ghi nhận thêm 170.029 ca nhiễm mới và 2.549 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận là 31.957; 28.168 và 17.433 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong cao nhất là Malaysia (487 ca); Iran (286 ca) và Ấn Độ (279 ca).
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 130.325 ca nhiễm và 1.830 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 57.995.286 ca nhiễm mới và 1.209.186 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Anh, Nga và Pháp là 3 nước có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 34.460; 19.706 và 11.165 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực, với 817 ca, tiếp sau đó là Anh (166 ca) và Romania (130 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 52.116.907 ca, trong đó có 1.057.099 ca tử vong và 40.296.197 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 123.127 ca nhiễm và 2.097 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico với 12.521 ca, Cuba với 7.151 ca nhiễm mới; và Mexico với 815 ca, Cuba với 59 ca tử vong mới vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 41.048 ca nhiễm và 960 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 37.607.790 ca và 1.149.102 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 36.473 ca nhiễm mới, sau đó là Argentina với 2.034 ca và Colombia với 1.581 ca. Đồng thời, với 798 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 105 ca tử vong mới và Colombia với 44 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 23/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.268.489 ca, trong đó có 207.738 ca tử vong và 7.552.877 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.889.298 ca nhiễm và 86.500 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 2.967 ca nhiễm mới và 124 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 923.924 và 702.503 ca nhiễm bệnh cùng 14.040 và 24.654 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 209.236 ca nhiễm (tăng 2.108 ca) và 2.667 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 28 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 1.681 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 90.391 ca, trong đó 1.186 ca tử vong (tăng 8 ca).
Sau hơn một năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, khiến số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, tại phiên họp cấp cao ứng phó với đại dịch COVID-19 diễn ra trong ngày làm việc thứ hai của Tuần lễ cấp cao, Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 ngày 22/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới phải nỗ lực hơn nữa củng cố mạng lưới y tế toàn cầu, có sự chuẩn bị tốt hơn nếu như có đại dịch tiếp theo xảy ra. Ông Guterres một lần nữa lên tiếng kêu gọi thế giới phải sản xuất lượng vaccine lớn gấp đôi hiện có để chương trình vaccine cho người nghèo COVAX có đủ 2,3 tỷ liều phân phối cho khoảng 40% người dân ở các nước từ nay đến cuối năm.
Cũng tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ mua 500 triệu liệu vaccine ngừa COVID-19 để tặng các nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định sẽ cung cấp khoảng 2 tỷ liều vaccine cho thế giới từ nay tới cuối năm.
Hiện khoảng 30% những người đã tiêm chủng ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 tới từ các nước thu nhập cao trong khi tỷ lệ tiêm vaccine ở các nước nghèo thuộc châu Phi chỉ là dưới 1%./.