Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội chợ quốc tế và Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu

PV - 09:52, 18/04/2019

Ngày 17/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế Hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng Việt Nam (Lifestyle Vietnam).

Cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Chuỗi hoạt động này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam tổ chức. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đến dự.

Hội chợ quốc tế OCOP và Lifestyle Vietnam 2019 mở cửa từ ngày 17 đến hết ngày 20/4 với hơn 700 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài các doanh nghiệp của Việt Nam, còn có sự tham gia của doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Kenya, Senegal, Afghanistan, Madagascar, Botswana, Australia, Nepal và Nga.

Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan gian hàng OCOP tại Hội chợ.

Năm 2018, doanh thu xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt trên 2 tỷ USD đem lại thu nhập và việc làm cho gần 1,5 triệu lao động ở vùng nông thôn. Với OCOP, các sản phẩm của làng quê sẽ đa dạng, phong phú hơn, đặc biệt ở lĩnh vực thực phẩm được đầu tư, kiểm soát về quy trình, chất lượng và mẫu mã sẽ mở ra thêm cơ hội tiêu thụ ở trong và ngoài nước cho các sản phẩm này.

Khách hàng thăm quan các gian hàng Khách hàng thăm quan các gian hàng OCOP tại Hội chợ.

Theo Ban Tổ chức, đã có 1.600 khách hàng quốc tế với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tìm hiểu và nhập khẩu các sản phảm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

*Cùng ngày 17/4, Diễn đàn quốc tế kết nối mạng lưới toàn cầu mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tổ chức theo sáng kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, khởi đầu từ Nhật Bản cách đây 40 năm (1979) Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã trở thành một phong trào lan rộng ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi và cả châu Âu với nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi nước (OCOP, OVOP, OTOP…).

Tại Việt Nam, OCOP được tiếp nhận và triển khai từ năm 2006 với việc các địa phương thực hiện Đề án Mỗi làng một nghề và bắt đầu triển khai mạnh mẽ từ năm 2013 trở lại đây, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.

Đến cuối năm 2017, vùng nông thôn cả nước đã có 6.010 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất, tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách bài bản, thống nhất và đồng bộ.

H.THANH - N.HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tiếp tục giữ vững ổn định tình hình nội biên, vùng trời khu vực biên giới biển tỉnh Trà Vinh

Tiếp tục giữ vững ổn định tình hình nội biên, vùng trời khu vực biên giới biển tỉnh Trà Vinh

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng xây dựng quê hương Trà Vinh phát triển trong giai đoạn mới, gắn với xây dựng và triển khai mô hình “trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”, là phương châm hoạt động của Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh
Tin nổi bật trang chủ
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.
Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc - Ngọc Lê - Minh Triết (thực hiện) - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Ngày 29/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt đoàn đại biểu 21 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, do bà Pi Năng Thị Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu chủ trì buổi gặp mặt.
Yên Bái: Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Yên Bái: Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Những năm qua, Yên Bái luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn. Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.