Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023

PV - 11:08, 21/02/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, phải phấn đấu giải ngân ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ và điểm cầu các tỉnh, thành phố có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 - Ảnh 2.

Các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà đồng chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định. Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát ở mức cao. Cạnh tranh chiến lược nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn. Xung đột quân sự tại Ukraine còn có thể kéo dài. Hậu quả đại dịch COVID-19 trên toàn cầu còn nặng nề.

Nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, trong nội tại vẫn còn nhiều khó khăn, mặt khác lại hội nhập sâu rộng, nền kinh tế có độ mở cao, một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động lớn tới bên trong; tình hình có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 - Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải giữ vững bản lĩnh, linh hoạt để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn, thách thức, chịu sức ép đến cùng lúc từ cả bên trong và bên ngoài. Một trong những giải pháp là thúc đẩy đầu tư công, giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực phát triển, song đây vẫn là nhiệm vụ nặng nề, triển khai khó khăn, là vấn đề trăn trở kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ.

Năm 2023, Chính phủ xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Giải ngân đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội…; bảo đảm an ninh quốc phòng; giải quyết việc làm, tăng cường an sinh xã hội; tạo động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kết nối địa phương, kết nối vùng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 - Ảnh 4.

Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải giữ vững bản lĩnh, linh hoạt để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn, thách thức, chịu sức ép đến cùng lúc từ cả bên trong và bên ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công cũng góp phần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả và các chính sách khác để tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện, tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến toàn quốc, cuộc họp; thành lập 6 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công và gần đây đã ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành khi đi công tác địa phương đã dành nhiều thời gian đi thị sát, kiểm tra các dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia, của tỉnh, thành phố.

Nhờ đó, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đến ngày 31/1/2023 là 541.857,52 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 95,11%)  nhưng là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước đây, tăng khoảng 23,5% (khoảng 103 nghìn tỷ đồng) so với năm 2021.

Công việc giải ngân vốn đầu tư công và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội ngày càng nặng nề khi tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là gần 711,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng so với 2022.

Thủ tướng yêu cầu, chúng ta phải vừa bảo đảm tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao, vừa bảo đảm đúng chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án. Nếu không có giải pháp phù hợp ngay từ ngày đầu, tháng đầu thì giải ngân vốn đầu tư công sẽ chậm, đầu tư công càng kéo dài thì càng lãng phí, đội vốn, chỉ số ICOR tăng, hiệu quả giảm, ảnh hưởng tới nguồn lực và động lực của sự phát triển.

Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn hơn, yêu cầu cao hơn, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu báo cáo, thảo luận về tình hình giải ngân; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan; các bài học kinh nghiệm, giải pháp hay, cách làm tốt; định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; thống nhất nhận thức, tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến cả về nhận thức và hành động sau Hội nghị./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Sau khi sảy chân tại vòng 33, Liverpool đã tìm lại được chiến thắng sau khi đánh bại Fulham tại vòng 34 Ngoại hạng Anh. Với 3 điểm có được, Liverpool tạm leo lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.