Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá phân bón “nhảy múa”, nông dân đứng ngồi không yên

Nguyễn Thanh - 17:53, 27/12/2021

Giá phân bón đang tăng đột biến giữa lúc dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khiến khó khăn càng thêm chồng chất lên vai nhà nông. Nỗi lo về chi phí đầu vào trước vụ sản xuất mới khiến bao người nông dân đứng ngồi không yên. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...

Giá phân bón đang tăng cao khiến chi phí sản xuất nông nghiệp tăng
Giá phân bón đang tăng cao khiến chi phí sản xuất nông nghiệp tăng

“Hụt hơi” vì giá phân bón

Từ đầu năm 2021 đến nay, phân bón tăng giá chóng mặt, có những loại tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Khảo sát thị trường các tỉnh vùng Trung Bộ cho thấy, giá các loại phân bón hiện đang ở mức cao. Vụ Đông Xuân 2022, giá cả một số loại phân bón dao động mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, đạm Ure năm ngoái giá 800 ngàn đồng/100kg, nay tăng lên 1,8 triệu đồng/100kg; phân Kali từ 820 ngàn đồng lên hơn 1,4 triệu đồng/100kg; phân NPK 8-10-3 tăng từ 540 ngàn đồng/100kg lên hơn 1,4 triệu đồng/100kg, phân lân tăng từ 340 ngàn đồng/100kg lên gần 500 ngàn đồng/100kg.

Ông Nguyễn Xuân Nhã ở xóm Đông Phú, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có 7 sào đất lúa. Mọi năm, chi phí mua phân bón cho mỗi vụ chỉ hết chừng 1,5 triệu đến gần 2 triệu đồng. Nhưng nay, giá phân bón tăng cao khiến chi phí đội lên rất lớn. Ông Nhã lo lắng: Cứ đà tăng này thì đến bỏ ruộng thôi. Làm nông nghiệp vốn bấp bênh, thu nhập thấp, nay giá phân bón quá cao thì lỗ nặng.

Câu chuyện của ông Nhã đang là nỗi lo, trăn trở của hàng triệu nông dân trước thềm vụ sản xuất Đông Xuân 2022. Ông Trần Thọ Thống ở xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bất an: Từ đầu năm đến nay, giá phân bón tăng chóng mặt. Riêng 3 tháng trở lại đây, giá nhiều loại phân bón tăng thêm 50% khiến chúng tôi gặp khó khăn cho việc cân đối gieo trồng. Chẳng hạn, đạm Ure trước đây có giá 350.000 đồng/bao 50kg nhưng nay đã tăng lên 840.000 đồng/bao; Kali cũng tăng lên hơn 750.000 đồng/bao. So sánh cùng kỳ năm trước, các loại phân bón đã tăng 2 - 3 lần.

Nông dân thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh làm đất chuẩn bị sản xuất
Nông dân thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh làm đất chuẩn bị sản xuất

Giá phân bón “nhảy múa” khiến chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp đội lên nhiều lần nên vụ đông năm nay, nông dân nhiều địa phương vùng Trung Bộ không mặn mà với đồng ruộng. Còn vụ Xuân 2022 sắp tới, tiếp tục được dự báo với quá nhiều khó khăn, thách thức đang chờ những “hai lúa”.

Ông Phạm Văn Thống, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất phân bón Thống Nhất ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết: Các loại phân bón bắt đầu tăng giá từ đầu năm 2021 và tăng mạnh 3 tháng gần đây. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá phân bón tăng cao đột biến là do giá nguyên nhiên liệu sản xuất tăng; bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, vì thế nguyên liệu nhập khẩu không đều dẫn đến khan hiếm nguồn cung.

Vụ Đông Xuân 2022, Quảng Bình cơ cấu 29.000ha lúa, 5.000ha ngô, 4.500ha lạc và 5000ha các loại khác. Hiện tại, bà con nông dân đang làm đất, chuẩn bị giống, phân bón cho vụ sản xuất mới.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc sở NN&PTNT Quảng Bình chia sẻ: Giá phân bón tăng quá cao đang khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, chi phí vật tư phân bón chiếm mức đầu tư lớn nhất so với thuê nhân công, thuê máy gặt, cày bừa. Sở đang thành lập đoàn phối hợp các lực lượng kiểm tra chất lượng phân bón để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, găm hàng trong bối cảnh giá vật tư tăng cao.

Tập huấn phương pháp sản xuất và bón phân hữu cơ vi sinh cho nông dân Nghệ An
Tập huấn phương pháp sản xuất và bón phân hữu cơ vi sinh cho nông dân Nghệ An

Tìm cách thích ứng

Thực tế cho thấy, dù giá phân bón tăng cao nhưng giá cả nhiều mặt hàng nông sản không tăng, thậm chí sụt giảm. Điều này dẫn đến người nông dân đang “khóc ròng” trên chính đồng ruộng của mình.

Để tiếp tục sản xuất, đảm bảo chất lượng và sản lượng, trong khi các nhà quản lý còn loay hoay với bài toán kiểm soát giá cả phân bón đang tăng phi mã, thì cũng không ít nông dân đã tìm cách thích ứng linh hoạt.

Trước tình hình giá vật tư tăng cao và hướng tới sản xuất an toàn, HTX An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã xây dựng mô hình thâm canh lúa hữu cơ, sử dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ đế bón trên 10ha.

Ông Đoàn Đức Tâm, một hộ dân tham gia mô hình cho biết: Canh tác lúa theo hướng hữu cơ sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ tràn lan trên đồng ruộng, thay vào đó, ý thức chấp hành quy trình chăm sóc lúa bằng phân hữu cơ của người nông dân đã được nâng lên. Quan trọng là chi phí đầu tư ban đầu giảm; từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chúng tôi luôn cảm thấy an tâm.

Nông dân kiểm tra phân ủ hữu cơ vinh sinh phục vụ sản xuất
Nông dân kiểm tra phân ủ hữu cơ vinh sinh phục vụ sản xuất

Ông Nguyễn Hữu Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) thông tin: Trong vài năm qua, chúng tôi đã đẩy mạnh nhân rộng mô hình ủ phân hữu cơ tại các gia đình. Số hộ và lượng phân bón vi sinh sản xuất đều tăng qua mỗi năm. Hiện, có hơn 200 hộ tham gia đã cho thấy tính hiệu quả.

Còn ông Nguyễn Cao Cường, Trưởng phòng kỹ thuật - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh trao đổi: Từ năm 2018 - 2021, việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất, nông dân Hà Tĩnh tiết kiệm từ 80 - 110 tỷ đồng tiền mua phân bón.

Tại một số địa phương ở Nghệ An, nông dân đã mạnh dạn ủ, sản xuất phân bón vi sinh để sử dụng cho cây trồng, thay vì sử dụng phân bón vô cơ. Ngay tại huyện Tân Kỳ, mỗi năm nông dân sản xuất ra khoảng 3.000 tấn phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng; khoảng 80% hộ dân sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh.

Ở Anh Sơn, mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cũng đã triển khai, nhân rộng ra được 10 xã, thị như: Tào Sơn, Khai Sơn, Cẩm Sơn... Bà con nơi đây đã tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã cây ngô, mía, các loại phân gia súc, gia cầm... để chế biến thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An nói: Việc vận động nông dân bám đồng sản xuất, ứng dụng các mô hình sản xuất cải tiến, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt nhằm giảm chi phí đầu vào đang được ngành quan tâm.

Theo các chuyên gia phân tích, thị trường phân bón Việt Nam là thị trường mở, đa số nguyên liệu để sản xuất phân bón NPK là phải nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, giá phân bón được dự báo tăng do giá xăng dầu tăng; nguồn cung nguyên liệu hạn chế vì những nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc hạn chế nguồn xuất, do giá logictis tăng… Thời gian qua, giá nguyên liệu thế giới tăng lên nên giá phân bón trong nước cũng tăng. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường mà chúng ta phải chấp nhận.

Với những phân tích kể trên, thì để kìm hãm sự tăng giá xăng dầu là khó và khó làm ngay, dường như đang “ở ngoài tầm” cơ quan quản lý…. Thế nên, những giải pháp thích ứng với sản xuất như, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế là rất khả thi, khả quan để đảm bảo môi sinh môi trường, trong khi sản lượng vụ đầu có thể giảm nhưng những vụ sau sẽ ổn định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Thời sự - PV - 19:55, 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 15:18, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành Chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.