Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giả danh thầy Mo để trục lợi

Hiếu Anh - 17:55, 01/12/2020

Thời gian vừa qua, một số đối tượng có hành vi giả danh các thầy Mo xứ Mường, lên mạng xã hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Những việc làm này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.


Nhiều trang mạng công khai bán bùa yêu xứ Mường
Nhiều trang mạng công khai bán bùa yêu xứ Mường

Thầy Mo bức xúc

Vừa qua (19/11/2020), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 4 đối tượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các đối tượng này đã câu kết với nhau giả danh “Mo Mường” làm giả bùa yêu để lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin và chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng. Điều đáng nói, trên mạng xã hội không chỉ có nhóm đối tượng này mà còn nhiều trang mạng khác vẫn công khai hoạt động tràn lan.

Nói về vấn đề này, thầy Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình)- người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015 rất bức xúc. Ông cho biết, các hành vi lừa đảo này làm ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng của các thầy Mo chân chính. Vì các thầy Mo có bổn phận chăm lo tinh thần cho cộng đồng chứ không nhằm mục đích thương mại kiếm tiền.

Đối với các Mo Mường, những người được truyền thụ làm thầy Mo sẽ không bao giờ quảng cáo chứ đừng nói chuyện lên mạng xã hội “tìm khách hàng”. Khi người dân có việc cần phải tự tìm đến thầy Mo để các thầy giúp. Các thầy Mo xứ Mường chân chính chưa bao giờ quảng bá, giới thiệu bất kỳ điều gì về bản thân trên mạng xã hội. Do đó, các trang mạng tự nhận là thầy Mo xứ Mường rồi quảng bá bán bùa chú thời gian qua, đều là lừa đảo.

“Chuyện rao bán bùa yêu thực chất là trò nhảm nhí. Bởi, các thầy Mo sẽ không làm loại bùa này. Rất mong những đối tượng lừa đảo phải được trừng trị nghiêm trước pháp luật nhằm bảo đảm các hoạt động văn hóa lành mạnh của dân tộc”, thầy mo Bùi Văn Lựng đề xuất.

Tăng cường công tác quản lý

Việc hoạt động phi pháp của các đối tượng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới danh dự của các thầy Mo chân chính mà còn đang làm cho loại hình văn hóa tốt đẹp của dân tộc bị xâm phạm.

Nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Bàn Quỳnh Giao, Viện Văn học (Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) cho biết, các áng Mo Mường và thầy Mo có giá trị nhân văn sâu sắc, nhất là trong việc diễn xướng, tiếp truyền văn hóa dân gian. Hiện nay, Việt Nam cũng đang lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, việc "quảng cáo" theo hướng làm bùa chú đã tạo ra hướng hiểu sai lệch về văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tôc.

Lý giải nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, bà Giao cho rằng, trong thời kỳ kinh tế đang chuyển đổi với sự “lên ngôi” của đồng tiền, rất nhiều người chuyển từ yếu tố tâm linh chân chính (văn hóa tâm linh), sang yếu tố mê tín. Ví dụ như chuyện vợ (chồng) ngoại tình thay vì tìm cách giải quyết êm thấm, người ta tin mua bùa ngải thì đối phương sẽ quay về. Vì thế mà bùa ngải vô hình chung đắt hàng. Thế nhưng đây là quan điểm hết sức sai lầm vì trên thực tế không có loại bùa ngải nào có thể làm được điều này.

Mo Mường chân chính là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không phải là mê tín dị đoan (ảnh Hồng Minh)
Mo Mường chân chính là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không phải là mê tín dị đoan (ảnh Hồng Minh)

Để đời sống tâm linh trong Mo Mường không bị biến tướng thành trào lưu mê tín dị đoan, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp mạnh của pháp luật, thì chúng ta cũng cần hướng tới các giải pháp “mềm” mang tính căn cơ, lâu dài. Trong đó, cần chú trọng vai trò của truyền thông. Truyền thông không chỉ đưa tin khách quan trung thực mà quan phải biết định hướng và hướng dẫn dư luận.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần phải xử lý mạnh tay với các trang mạng xã hội khi xuất hiện những bài quảng cáo về vấn đề này. Đồng thời, cần tăng cường xuất bản các tài liệu, sách, báo, các bài nghiên cứu, tăng cường thông tin truyền thông để hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức, nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin mê tín dị đoan.

Việc lợi dụng thầy Mo xứ Mường để trục lợi tài sản thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Tùy vào mức độ vi phạm người thưc hiện hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, hành vi này có thể bị truy cứu về tội hành nghề mê tín dị đoan (Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015) với mức phạt cao nhất lên tới 10 năm tù hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo Điều 174 Bộ luật Hình sự) với mức phạt cao nhất tới chung thân.

Luật sư Trịnh Thị Toan, Văn phòng Luật sư Lê Quốc Hiền

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:47, 30/09/2023
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du lịch - Lê Vũ - Bảo Trần - 22:42, 30/09/2023
Ngay 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 22:38, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 22:35, 30/09/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 22:32, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 22:31, 30/09/2023
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Trải nghiệm Đồng Văn

Trải nghiệm Đồng Văn

Media - Hồng Phúc - Hoàng Quý - 20:59, 30/09/2023
Đồng Văn (Hà Giang) cùng với vẻ đẹp nguyên sơ và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành niềm khao khát chinh phục của biết bao tâm hồn đam mê xê dịch. Đồng Văn mùa nào cũng đẹp đến nao lòng, mùa nào cũng có những điểm nhấn rất riêng, tạo nên sự khác biệt của vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu.
Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Pháp luật - PV - 19:55, 30/09/2023
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh cùng 36 bị can trong vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.
Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023

Media - Thúy Hồng - Tào Đạt - 19:35, 30/09/2023
Sáng 30/9, tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023" gắn với “Không gian xúc tiến, kết nối đầu tư, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, du lịch Hà Nội”.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 38): “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 38): “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS

Media - BDT - 17:00, 30/09/2023
Không chỉ dừng lại ở việc dựng màn kịch để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền "khủng" của người dân tại các đô thị lớn, thời gian gần đây lừa đảo trực tuyến đã mở rộng địa bàn, tấn công vào vùng DTTS và miền núi. Vấn đề không mới, nhưng nơi người dân còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin và loại tội phạm này lại liên tục thay đổi thủ đoạn, hoạt động ngày càng tinh vi, khiến nhiều người dân đã bị sập bẫy. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ bàn về vấn đề “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS.