Cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 140 km, suối nước nóng Bò Ấm (hay Mỏ Ấm) ở bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nằm e ấp dưới tán trúc, bên cạnh là cánh đồng mênh mông. Suối khoáng Bò Ấm có hai dòng nóng - lạnh với nhiệt độ gần 40 độ C ở xã Chiềng Yên (Sơn La) này đang là điểm du lịch mới thu hút đông đảo du khách.
Ở Hà Nội có một thương hiệu phở rất đặc biệt, cạnh nồi nước dùng sôi sùng sục, thơm phức còn có một nồi dành để tráng bánh phở. Quán phở "hiếm có khó tìm" ở Thủ đô này thu hút thực khách vì tự tráng phở tươi ngay tại quầy. Chủ quán phở này là anh Sùng A Bình - một người dân tộc Mông ở Quản Bạ, Hà Giang. Hôm nay, hãy cùng Tuấn Ninh khám phá ẩm thực Phở Mông' xuống phố Hà Thành.
Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội, hàng trăm nghệ nhân từ mọi miền Tổ quốc đã cùng tụ hội, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và quảng bá nghệ thuật Trà sen trong không gian văn hoá Trà Việt. Bên cạnh thưởng thức Trà sen, hàng nghìn du khách đến với Lễ hội Sen Hà Nội còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức hàng trăm sản phẩm độc đáo khác làm từ sen đến từ khắp các vùng miền trên Tổ quốc.
Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Đây là điểm đến văn hóa không thể bỏ qua đối với du khách.
Nếu tháng 1 du xuân Mộc Châu ngập tràn mùa hoa đào, hoa mận trắng cả núi đồi, tháng 4 đến Mộc Châu để check-in những cung đường xanh mướt của đồi chè thì thời điểm này đến với Mộc Châu không thể bỏ lỡ hoạt động hái mận.Hơn 40 năm bén rễ và phủ xanh mảnh đất cao nguyên, cây mận hậu đã gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu. Đến nay, Mộc Châu đã trở thành một trong những “vựa” mận lớn của cả nước, với diện tích hơn 3.200 ha, trong đó 2.400 ha đã cho thu hoạch.
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Hôm nay, hãy theo chân Tuấn Ninh khám phá Làng cổ Đường Lâm nhé!
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 30km về hướng Tây Bắc, trải rộng trên hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Đây là một trong 10 Vườn di sản ASEAN của Việt Nam, là 1 trong 3 Vườn di sản có diện tích lớn nhất và có tính đa dạng sinh học cao nhất trong cả nước. Chính sự đa dạng, nguyên sơ đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho Vườn quốc gia Chư Mom Ray nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung.
Ngọc Chiến Là xã thuộc vùng cao nhất của huyện Mường La, tỉnh Sơn La với độ cao trung bình 1.800m so với mực nước biển, cách thành phố Sơn La khoảng 80km. Ngọc Chiến đã trở thành một trong những điểm đến được yêu thích bậc nhất của tỉnh Sơn La trong vài năm trở lại đây. “Hãy tới để nghe gió kể chuyện, nghe suối tâm tình” là lời giới thiệu của người dân nơi đây, khi muốn thuyết phục du khách thập phương tìm về “miền quê cổ tích”. Thế nhưng có một điều đặc biệt các bạn nhất định phải đến Ngọc Chiến vào mùa hoa Sơn tra nở để có thể đắm mình trải nghiệm phong cảnh hùng vĩ và nên thơ của vùng hoa sơn tra được xác lập kỷ lục rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam.
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp vừa yên bình, dịu dàng, vừa hùng vĩ và tráng lệ, Thác Bản Giốc chính là niềm tự hào của người dân Cao Bằng. Không sở hữu những kiến trúc nhân tạo hoành tráng hay dịch vụ trải nghiệm mới lạ, địa điểm này vẫn khiến du khách xiêu lòng bởi vẻ đẹp nguyên sơ, cùng không khí trong lành và không gian yên tĩnh.
Là 1 trong 3 khu vườn quốc gia nổi tiếng cả nước, Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn và ở phía Tây Nam huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác giữa ranh giới của ba tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Sơn La. Khi tới Xuân Sơn du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp hoang sơ đẹp đẽ mà thiên nhiên ban tặng, ngắm những mái nhà sàn thấp thoáng, thưởng thức hương vị lúa nếp nương cùng tiếng suối nước chảy róc rách bên tai…
Làng nổi Tân Lập là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Long An. Tại đây, du khách vừa được hòa mình vào thiên nhiên, vừa được thưởng thức những món ăn dân dã của miền Tây sông nước.
Đồng Văn (Hà Giang) cùng với vẻ đẹp nguyên sơ và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành niềm khao khát chinh phục của biết bao tâm hồn đam mê xê dịch. Đồng Văn mùa nào cũng đẹp đến nao lòng, mùa nào cũng có những điểm nhấn rất riêng, tạo nên sự khác biệt của vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu.
Là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, Than Uyên - vùng đất với nhiều cảnh đẹp tự nhiên hoang sơ chưa được khai phá. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp, là những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp các thung lũng, sườn núi.
Được mệnh danh là “tiên cảnh xứ Nghệ”, Vườn quốc gia Pù Mát từ lâu đã là điểm du lịch, khám phá thiên nhiên nổi tiếng tại Nghệ An, được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Bên cạnh việc tham quan, ngắm cảnh, thì tại đây còn rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho bạn thỏa sức trải nghiệm.
Bình Định không chỉ được biết đến là vùng đất võ trứ danh mà còn nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp làm ngây ngất lòng người. Những địa điểm du lịch Bình Định hầu hết còn hoang sơ, nhưng lại cuốn hút khách du lịch với nét đẹp riêng và nhiều trải nghiệm độc đáo.
Cách trung tâm Tp. Cao Bằng khoảng 130 km, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em, vừa sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, vừa đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền. Nằm ở phía Tây Nam của Cao Bằng, Bảo Lạc có mặt phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Pác Nặm (Bắc Kạn). Nơi đây có cung đường kết nối liên tỉnh Cao Bằng với Bắc Giang, nằm giữa hai Công viên địa chất toàn cầu là Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là nơi sinh sống của nhiều DTTS, trong đó chủ yếu là người Hà Nhì, Si La, Cống, Mảng, La Hủ… Trước đây Mường Tè từng là huyện có diện tích lớn nhất cả nước, đến hiện tại chỉ xếp sau huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm địa hình ở đây có núi cao xen lẫn thung lũng, trong đó có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Si Lung (3.076 m).
Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Vùng đất này còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp, như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Đến với Lạng Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt mỹ nhưng không kém phần phóng khoáng của miền sơn cước này.
Bắc Hà là huyện vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Cái tên Bắc Hà được xuất phát từ tiếng Tày ” Pạc ha” nghĩa là “trăm bó gianh”. Nơi đây được biết đến là địa danh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có hệ thống hang động và các dãy núi hùng vĩ đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.