Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới

Tào Đạt - Như Tâm - 07:49, 05/09/2024

Để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho năm học mới 2024 – 2025, các trường học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa trường lớp học, mua sắm trang thiết bị; rà soát, sắp xếp, điều động đội ngũ giáo viên nhằm bảo đảm tốt nhất công tác dạy và học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Khu ở nội trú Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (Sóc Trăng) đang được chỉnh trang để đón các em trong năm học mới (ảnh Thạch Hồng)
Khu ở nội trú Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (Sóc Trăng) được chỉnh trang để đón các em trong năm học mới. (Ảnh: Thạch Hồng)

Sửa sang trường lớp để đón học sinh

Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hòa chung không khí chuẩn bị đón năm học mới 2024-2025 của cả nước, tại vùng đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, các trường học cũng đã được chính quyền địa phương, ngành Giáo dục, Ban Giám hiệu trường chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất để đón các em tựu trường.

Được đầu tư xây dựng lại khang trang với kinh phí gần 15 tỷ đồng, Trường Tiểu học Đại Ân 2A (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đưa vào sử dụng năm học 2022- 2023, quy mô 14 phòng học và 7 phòng chức năng. Đồng thời, Trường còn có nhà thi đấu đa năng để các học sinh rèn luyện thể chất. Trong những ngày qua, các thầy cô giáo, nhân viên Nhà trường đã  tổng vệ sinh lớp học, khuôn viên Trường sạch sẽ, bàn ghế cũng được sắp xếp gọn gàng. 

Ngôi trường Tiểu học Đại Ân 2A được đầu tư khang trang (Ảnh: Thạch Hồng)
Ngôi trường Tiểu học Đại Ân 2A được đầu tư khang trang. (Ảnh: Thạch Hồng)

Thầy Trà Tấn Khanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Ân 2A, cho hay: Nhà trường hiện có tổng số 20 lớp với 650 em, trong đó học sinh Khmer chiếm hơn 50%. Đối với học sinh Khmer, đã tựu trường trước khai giảng 2 tuần để tăng cường tiếng Việt cho các em trước khi bước vào năm học mới.

“Đến thời điểm này, công tác đón học sinh trở lại học tập đã hoàn tất. Nhờ sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp vùng đồng bào dân tộc Khmer, những năm qua, chất lượng giáo dục của trường không ngừng được nâng lên”, thầy Trà Tấn Khanh nhấn mạnh.

Trong năm học 2024 - 2025, tỉnh Sóc Trăng có 475 trường; trong đó, cấp trung học phổ thông có 40 trường, cấp trung học cơ sở có 108 trường, cấp tiểu học có 197 trường, bậc học mầm non - mẫu giáo có 130 trường. So với năm học 2023 - 2024, năm học này giảm 4 trường.

Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Mạng lưới trường, lớp từng bước được tỉnh quan tâm sắp xếp đảm bảo điều kiện đi lại, học tập của học sinh. Ngành Giáo dục tỉnh cũng đã xóa dần các điểm lẻ, các phòng học tạm bợ, giảm các điểm trường mà điều kiện chưa đảm bảo để tập trung học sinh ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất được nâng cấp. Từ đó, cho học sinh được thụ hưởng sự công bằng trong giáo dục, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Lớp học được vệ sinh sạch sẽ, ban ghê được sắp xếp gọn gàng (Ảnh: Thạch Hồng)
Lớp học được vệ sinh sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng. (Ảnh: Thạch Hồng)

Cùng với chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, ngành Giáo dục  tỉnh cũng rà soát biên chế, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời định hướng các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm học.

“Mục tiêu năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng đặt ra và phấn đấu là nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm khu vực, kết quả học sinh giỏi quốc gia tiếp tục nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp phải tiếp tục duy trì ổn định”, ông Nguyễn Văn Khởi nhấn mạnh.

Đảm bảo đáp ứng điều kiện học tập

Tại Tiền Giang, các trường học trên địa bàn cũng đang chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, sẵn sàng cho năm học mới. Ngay khi kết thúc năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các trường THPT, Phòng GD&ĐT rà soát, đánh giá toàn diện tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục… để trình và tham mưu cho địa phương sớm có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy và học, phục vụ tốt cho năm học 2024 - 2025.

Tại huyện Cái Bè (Tiền Giang), từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, huyện đầu tư sửa chữa, xây mới nhiều phòng học, nhà vệ sinh, mua sắm bàn ghế, máy vi tính... Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Cái Bè, tính đến tháng 6/2024, huyện hoàn thành thêm 3 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên con số 47.

Ông Nguyễn Phương Toàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang cho biết, ngành đã chủ động rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Với sự chuẩn bị chu đáo, quyết tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của xã hội, nỗ lực từ mỗi cán bộ, giáo viên, toàn ngành Giáo dục của tỉnh sẽ triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Một góc thư viện Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng)
Một góc thư viện Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng)
Tại TP. Cần Thơ, để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trường, lớp học phục vụ hoạt động giáo dục trong năm học mới, hiện nay, các địa phương đang phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện nâng cấp, sửa chữa 12 trường THPT; xây mới 13 trường với tổng kinh phí khoảng 115 tỷ đồng.

Về nhu cầu giáo viên cần tuyển cho năm học 2024 - 2025 trên địa bàn Thành phố là 411 giáo viên (trong đó: 123 giáo viên mầm non, 216 giáo viên tiểu học, 42 giáo viên THCS, 30 giáo viên THPT). Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT Thành phố, UBND các quận, huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp, điều chuyển 22 giáo viên giữa các đơn vị tham gia giảng dạy.

Trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho hay: Năm nay, toàn Thành phố có hơn 250 nghìn học sinh; nếu không chuẩn bị tốt thì chất lượng giáo dục sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, bước chuẩn bị đầu tiên là đội ngũ phải đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo; chú trọng tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Các trường học phải đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh, an toàn trường học. Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền từ gia đình đến xã hội quan tâm, động viên giúp đỡ để học sinh ra lớp đầy đủ, không bỏ học...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Mới đây, tại phiên họp thứ II, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Hà Giang giai đoạn 2023-2030 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại, thách thức đối với giáo dục Hà GIang, trong đó, là tình trạng thiếu trên 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới cần có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 13 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.