Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị quán triệt các quy định và văn bản mới của Trung ương

Minh Thu - 18:20, 03/12/2024

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng và Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị quán triệt các quy định và văn bản mới của Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh là báo cáo viên tại Hội nghị.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh báo cáo các nội dung quan trọng tại Hội nghị.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh báo cáo các nội dung quan trọng tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà; đại diện Ban Chấp hành Đảng bộ, các tổ chức đoàn thể và toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan công tác dân tộc đang làm việc tại Hà Nội. Hội nghị kết nối trực tuyến với các điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đắk Lắk.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã thông tin và quán triệt một số nội dung quan trọng trong Kết luận số 09 - KL/BCĐ, ngày 24 tháng 11 näm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Quy định 189 - QĐ/TW, ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; Chỉ thị số 39 - CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết, Đại hội Đảng lần thứ XIII có 3 khâu đột phá quan trọng về thể chế, hạ tầng và tổ chức bộ máy. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã minh chứng bằng nhiều thành tích nổi bật của Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục vùng đồng bào DTTS… Đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã thông tin cụ thể về việc Trung ương cải cách bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 với một số vấn đề trọng tâm: Tiến hành sớm, trước so với thường kỳ, từ đó có đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết; trọng tâm là sắp xếp, kiện toàn, hoàn thiện bộ máy của cả hệ thống chính trị trên tinh thần Trung ương làm trước rồi đến địa phương; nơi nào đã chín, đã rõ thì làm ngay theo phương châm vừa chạy, vừa xếp hàng, vừa hoàn thiện.

Toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan công tác dân tộc đang làm việc tại Hà Nội tham dự Hội nghị.
Toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan công tác dân tộc đang làm việc tại Hà Nội tham dự Hội nghị

Trung ương xác định đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, gắn với tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng cán bộ và được thực hiện toàn diện. Do đó, cần nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, tạo sự đoàn kết; tạo sự đồng thuận và thống nhất trong Nhân dân. Trung ương xác định rõ, tinh gọn bộ máy phải gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh ngang tầm nhiệm vụ; công tác điều động, bổ nhiệm thực chất, bố trí người trên cơ sở có sản phẩm cụ thể, đo đếm được…; thực hiện nhất quán, đi vào hoạt động ngay, không để gián đoạn công việc. Cùng với đó, ban hành các chính sách đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Song song với việc tổng kết Nghị quyết 18, đảm bảo mọi công việc khác diễn ra bình thường.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm liên hệ với thực tế tại cơ quan công tác dân tộc, yêu cầu ngay từ bây giờ, trong thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo các tiêu chí rõ người, rõ việc việc, rõ sản phẩm, rõ thời gian… đưa vào nội dung trọng tâm tháng 12 của UBDT. Đồng thời, yêu cầu mỗi đảng viên trong toàn Đảng bộ cơ quan UBDT phải hiểu rõ, chấp hành nghiêm Nghị quyết của Trung ương, của Lãnh đạo UBDT và của cấp ủy cơ sở. Thủ trưởng các vụ, đơn vị, chấp hành nghiêm các nguyên tắc của công việc, làm công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền, nắm tình hình, xử lý các vấn đề trái chiều từ cơ sở để thực hiện thành công việc thực hiện cải cách bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương…

Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã thông tin một số nội dung quan trọng, có liên quan trực tiếp đến UBDT trong thời gian tới, sau khi thực hiện việc cải cách bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18. Từ đó thống nhất trong nhận thức, ý chí và hành động của đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Thông tin về Quy định 189 - QĐ/TW, ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Quy định 189), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Quy định 189 áp dụng cho tất cả các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… có sử dụng, quản lý tài sản công, cần thực hiện thường xuyên, không vì việc đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát mà đình trệ các công việc bình thường.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã quán triệt và phân tích về một số hành vi, biểu hiện cụ thể để kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189, như: Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu ban hành các văn bản trái quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ, kịp thời các quy định, quy trình, chuẩn mực, quy tắc ứng xử trong việc quản lý tài chính, tài sản công. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không kiểm tra, đôn đốc, không phát hiện sai phạm; để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình. Bao che, dung túng, lạm quyền… trong việc sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công. Chi sai quy định, chi không có dự toán, chi không đúng mục đích. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ chiếm dụng, chiếm lĩnh, chiếm đoạt trái phép tài sản công…

Thông tin về Chỉ thị số 39 - CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới (Chỉ thị số 39), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, đây là chính sách an sinh đặc biệt, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trong thời điểm hiện nay.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trong việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách an sinh xã hội bao trùm bền vững, các vụ, đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo UBDT tham gia, góp ý đối với việc mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng vay vốn, nâng hạn mức cho vay tới từng đối tượng. Kéo dài thời hạn cho vay phù hợp với các chương trình, dự án, chính sách, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, phù hợp với từng vùng miền, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và các hỗ trợ khẩn cấp khác. Đồng thời, chú trọng thực hiện mức hỗ trợ ưu đãi cao nhất cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, hộ mới thoát nghèo…

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các cơ quan chủ trì việc thực hiện các chương trình, dự án của UBDT chủ động rà soát toàn bộ các quy trình, quy định, chủ trương; từ đó, đề xuất các nội dung phù hợp trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham gia các chương trình công tác của Chính phủ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm yêu cầu tập trung triển khai sớm các nội dung chuẩn bị tổng kết cuối năm đối với các mặt công tác Đảng, công tác chính quyền; Tổng kết công tác dân tộc năm 2024; lập kế hoạch Tổng kết thi đua cụm; kế hoạch đi thăm, chúc Tết các đối tượng đặc thù Người có uy tín, người nghèo… Đồng thời, đề nghị các vụ, đơn vị chủ động, tranh thủ thời gian, cải tiến lề lối làm việc, năng động, nhạy bén, khoa học, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 32 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 41 phút trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 43 phút trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 5 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 5 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 5 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Kinh tế - Khánh Thi - 6 giờ trước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.