Mục tiêu của chương trình đến năm 2025, hơn 80% và năm 2030 có hơn 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp.
Đối với, thanh, thiếu niên sau khi cai nghiện ma túy hoặc chấp hành án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy năm sau so với năm trước.
Đấu tranh, triệt quá kịp thời và không để tái hình thành các tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên; 90% vụ việc phạm tội về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.
Hàng năm, tổ chức Đoàn các cấp phát động phong trào thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy. Tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy.
Mỗi năm ít nhất 70% cơ sở giáo dục THCS trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Đến năm 2025 hơn 89%, 2030 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy, nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục, phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.
Để đạt mục tiêu, Kế hoạch đề ra 5 nhím nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên gồm: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, điều trị nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiên ma túy và quản lý, hỗ trợ thanh, thiếu niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và vi phạm pháp luật về ma túy, ngăn chặn ma túy tác động đến thanh, thiếu niên.