Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò?

Lê Hường - Hoàng Tiến - 10:35, 08/10/2024

Cầu đã xây dựng hoàn thiện, nhưng đường dẫn lên cầu không có, mỗi ngày hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn phải bỏ tiền thuê đò qua sông hoặc di chuyển trên cầu cũ xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân là do không gỡ được “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng mà những cây cầu được đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng vẫn không sử dụng được.

 Cầu vượt sông Krông Bông tại xã Hòa Phong - Vụ Bổn xây vững trải nhưng thiếu đường dẫn
Cầu vượt sông Krông Bông tại xã Hòa Phong - Vụ Bổn xây xong nhưng thiếu đường dẫn lên cầu

Cây cầu không nối được bờ vui

Cuối năm 2023, cầu vượt sông Krông Bông nối hai xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) và xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắc), tỉnh Đắk Lắk cơ bản hoàn thành các hạng mục xây lắp. Tuy nhiên, chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa có đường dẫn lên cầu. Hơn nửa năm qua, cây cầu vững trãi vẫn nằm đó, trong khi người dân vẫn phải qua sông bằng đò với số tiền 10 nghìn đồng/lượt.

Bà Nguyễn Thị Tám (57 tuổi) ở xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông làm nghề thu mua phế liệu, cứ vài ngày bà lại đi đò qua sông đến Krông Pắc để thu mua phế liệu. Bà Tám chia sẻ: "Tôi sống đi lại trên đò nhiều năm, có lần không may bị rớt xuống sông được mọi người cứu kịp. Qua sông trên đò chòng chành, tôi cũng sợ nhưng vì mưu sinh tôi vẫn phải đi. Khi cầu được xây, người dân ai cũng mừng, mong từng ngày được đi trên cầu mới. Nhưng cầu làm xong nằm không hơn nửa năm ở đó, dân thì phải vẫn đi đò".

Người dân vẫn phải đi đò ngay bên dưới cầu vượt mới xây
Người dân vẫn phải đi đò ngay bên dưới cầu vượt mới xây

Tương tự, ông Nguyễn Văn Chung, xã Yang Hanh, huyện Krông Bông cho biết: Ông thường hay qua huyện Krông Pắc để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây sầu riêng và mua những loại phân bón phù hợp về chăm rẫy sầu riêng của gia đình. Đi đò rất bất tiện mà còn nguy hiểm nên ai cũng ngại. Chúng tôi mong cầu sớm đi vào hoạt động, để việc đi lại, giao thương của bà con thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Đỗ Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, người dân hai huyện có nhu cầu đi lại, giao thương rất lớn. Xã đã tích cực phối hợp kiểm đếm, thống kê đất, tài sản trên đất thuộc diện di dời để thực hiện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là "điểm nghẽn" khiến cầu chưa thể thông xe.

Dự án tiền tỷ bỏ không

Theo hồ sơ, cầu vượt sông Krông Bông qua xã Vụ Bổn - Hòa Phong có tổng mức đầu tư hơn 36 tỷ đồng, do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk) làm chủ đầu tư.

Cây cầu thuộc Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, với tổng mức đầu tư 318,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí bố trí xây dựng cầu 36,5 tỷ đồng. Cầu có chiều dài gần 200m, rộng hơn 8m, được khởi công từ tháng 5/2023. Đến cuối năm 2023, cây cầu được xây dựng hoàn thành khoảng 97% khối lượng, thì tạm dừng thi công do vướng ở công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Ngọc Pháp, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông nhấn mạnh: Vướng mắc lớn nhất tại dự án cầu vượt sông Krông Bông, là chưa giải phóng mặt bằng tại trạm kiểm lâm số 2 thuộc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nên cầu chưa được nối vào Tỉnh lộ 12.

Việc qua sông bằng đò tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ
Việc qua sông bằng đò tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ

Huyện đã có văn bản gửi chủ đầu tư dự án, kiến nghị cơ quan chủ quản sớm thanh lý tài sản công, thu hồi đất để bàn giao thi công dự án. Đồng thời, huyện cũng giao các phòng, ban chuyên môn lập phương án bồi thường, hỗ trợ sớm trình UBND huyện xem xét phê duyệt theo quy định. Bên cạnh đó, các phòng, ban chuyên môn căn cứ chủ trương cho thanh lý tài sản công của cấp có thẩm quyền, tham mưu UBND huyện có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc của Trạm Kiểm lâm số 2, bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Đối với xã Hòa Phòng, huyện yêu cầu địa phương tạo điều kiện, phối hợp với Vườn Quốc gia Chư Yang Sin khảo sát, lựa chọn vị trí phù hợp để làm trụ sở tạm thời cho Trạm Kiểm lâm số 2. Tuy nhiên, các thủ tục này mất nhiều thời gian.

Không chỉ cầu vượt sông Krông Bông qua xã Hòa Phong - Vụ Bổn, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn một số cây cầu xây dựng vững trãi nhưng chưa được đưa vào sử dụng vì những nguyên nhân khác nhau. 

Điển hình như cầu Trắng trên Tỉnh lộ 1, bắc qua sông Ea H'Leo nối xã Ea Rốk và xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp. Cây cầu này được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh Đắk Lắk, kinh phí khoảng 30 tỷ đồng. Cầu được thi công từ năm 2020, đến cuối năm 2022, nhà thầu xây xong cầu chính, thực hiện được 86% khối lượng của dự án. Tuy vậy, đến nay cầu Trắng vẫn “đắp chiếu” vì thiếu đường dẫn, do chưa giải phóng mặt bằng xong. Trong khi đó, người dân vẫn di chuyển trên cây cầu cũ xuống cấp.

Hay như cầu 110 nối tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2017, với tổng đầu tư hơn 24 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Thân cầu 110 đã xây dựng được 88%, phần đường nối lên cầu tại địa phận tỉnh Gia Lai đã hoàn thiện.

Tuy nhiên, phía địa phận Đắk Lắk, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong, còn khoảng 12% khối lượng xây lắp chưa thực hiện được khiến cầu 110 bị “treo”.

Nếu không có những giải pháp quyết liệt, thì những cây cầu tiền tỷ được đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk, không những không đạt được mục tiêu phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, mà còn gây lãng phí tiền của của Nhà nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 18 phút trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 26 phút trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 32 phút trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 33 phút trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 35 phút trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 37 phút trước
Việc phát triển nghệ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Thái Nguyên vươn mình, tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).