Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại biểu Quốc hội đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ

Anh Trúc - 18:21, 17/02/2025

Sáng 17/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Bảo đảm “đầu ra” của các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước

Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách phải ưu đãi vượt trội để tháo gỡ, giúp những việc lớn chuyển động sẽ tác động đến các hoạt động khác thay đổi theo. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công với hạ tầng số phát triển tiên tiến, công nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển, hiện thực hóa mục tiêu tăng trường kinh tế từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, công nghệ chiến lược; cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số chiến lược để tháo gỡ vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tại Phiên họp, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng thuận với sự cần thiết với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đóng góp ý kiến vào việc bảo đảm “đầu ra” của các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước, đại biểu Hoàng Minh Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nêu quan điểm: Cần bổ sung các chính sách, trong đó tập trung vào việc có chính sách để Nhà nước trở thành khách hàng đầu tiên và quan trọng nhất đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là vấn đề rất quan trọng. Chẳng hạn như đối với ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, lịch sử phát triển của ngành này cho thấy, nếu không có các chương trình của Nhà nước trong việc tiêu thụ, sử dụng chip bán dẫn vào thập kỷ 1950, 1960 thì các doanh nghiệp sản xuất chip vào thời điểm đó sẽ không có đủ nguồn lực và động lực để tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển chip bán dẫn tiên tiến như ngày nay. Việc bảo đảm sử dụng các kết quả nghiên cứu, phát triển trong các chương trình của Nhà nước còn thể hiện niềm tin vào năng lực của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta trong các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Khoa học và Công nghệ đã có một số quy định đề cập đến chính sách này nhưng vẫn chưa cụ thể và theo nhiều nghiên cứu cho thấy chưa có tính khả thi trên thực tế. Vì vậy, cần nghiên cứu để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa chính sách này vào thực tiễn.

Liên quan đến nội dung trên, đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, đối với sản phẩm, dịch vụ được đặt hàng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, sau khi nghiên cứu thành công và được nghiệm thu, đơn vị đặt hàng có thể trực tiếp ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm với đơn vị nghiên cứu mà không phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương phải dành tối thiểu 20% ngân sách để đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ trong nước. Hằng năm, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành danh mục đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ để các tổ chức, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thậm chí cả các cá nhân có thể đăng ký tham gia và được hỗ trợ đầu ra sau khi nghiên cứu thành công sản phẩm.

Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Đánh giá cao việc Chính phủ đề xuất vào trong Nghị quyết quy định chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội khẳng định: Việc làm này sẽ góp phần tháo gỡ nút thắt và tạo niềm tin, yên tâm hơn trong công tác nghiên cứu đối với nhiều nhà khoa học.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường còn băn khoăn với quy định tại Điều 6 của dự thảo Nghị quyết đề cập việc không quy trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định. Theo đó, Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết cần giải thích rõ, đúng quy trình, quy định là như thế nào?

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Để quy định chặt chẽ hơn, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Điều 6 phải sửa lại là “khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký nhưng không đạt đến kết quả thì không phải hoàn trả lại kinh phí”.

Bên cạnh cơ chế miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đề nghị có thêm quy định miễn trách nhiệm hình sự.

Nhìn nhận những quy định trong dự thảo Nghị quyết không chỉ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà còn thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ phát triển, song đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, nếu chỉ có cơ chế miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học sẽ không bao quát hết tình hình thực tế.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài khoa học và phát triển công nghệ, nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình và đảm bảo tính khách quan, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị nếu gây thiệt hại cho cả Nhà nước và cho cả các tổ chức, cá nhân khác, cũng cần miễn trách nhiệm dân sự. Ngoài miễn trách nhiệm dân sự cũng cần nghiên cứu miễn cả trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi nếu không thì người làm khoa học hết sức rủi ro trong nghiên cứu. Theo đại biểu Trịnh Xuân An, có thể nghiên cứu nội dung trên để đưa vào thực hiện thí điểm Nghị quyết, làm nền tảng trong việc thực hiện ở các luật tiếp theo.

Cho ý kiến vào nội dung trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn vẫn giữ nguyên quan điểm là không quy trách nhiệm dân sự và được miễn trừ rủi ro nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định của pháp luật. Đồng thời bổ sung là việc miễn trừ trách nhiệm dân sự phải kèm theo áp dụng đầy đủ các biện pháp áp dụng thử nghiệm, phòng ngừa rủi ro trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Trong khuôn khổ Phiên thảo luận, các ĐBQH còn tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung: Khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; trình tự, thủ tục đặc biệt trong đầu tư kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ bằng nguồn ngân sách nhà nước...

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Qua thảo luận, các ĐBQH đều đồng thuận với việc kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Các ĐBQH cũng tham gia nhiều ý kiến về chính sách tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như các quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công lập, quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cấp hằng năm và nhiều năm; khoán chi sản phẩm, quản lý và sử dụng các quỹ và nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ cả từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn lực từ doanh nghiệp và ngoài xã hội... Đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện Nghị quyết và đã được ghi chép đầy đủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại Hội trường và các ý kiến thảo luận tại Tổ để tiếp thu, giải trình đầy đủ, khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định và thông qua tại Kỳ họp này.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO)

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO)

Sáng 28/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) cầm quyền Chakil Aboobabcar đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước từ ngày 26/4-01/5/2025.
TP. Hồ Chí Minh họp mặt, tri ân nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh họp mặt, tri ân nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, các cán bộ từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên là những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bình Định và Gia Lai

Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bình Định và Gia Lai

Tin tức - T,Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 28/4, HĐND tỉnh Bình Định tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định năm 2025.
Tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cao nhất nước hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cao nhất nước hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 28/4, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết, Ban Chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tỉnh Khánh Hòa thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Khánh Hòa thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 28/4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII tổ chức kỳ họp chuyên đề, thông qua 16 nghị quyết, trong đó có việc tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Khánh Hòa với Ninh Thuận và nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa năm 2025.
HĐND hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh

HĐND hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh

Tin tức - Như Tâm - Phương Vũ - 1 giờ trước
Ngày 28/4, tại HĐND hai tỉnh An Giang và Kiên Giang đều tổ chức kỳ họp chuyên đề, để xem xét quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại Kiên Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Minh Thành điều hành kỳ họp. Tại An Giang, ông Lê Văn Nưng - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành kỳ họp.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện đầu tiên ở Bình Định hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện đầu tiên ở Bình Định hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 28/4, UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua toàn dân chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện năm 2025.
Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Sắc màu 54 - Nguyễn Hoàn - 1 giờ trước
Vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa xã Đạ Tông, UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tổ chức tái hiện Lễ báo hiếu (Lơh chờ hờp me bàp in) của dân tộc M’nông trên địa bàn. Ðây là nghi lễ thể hiện sự biết ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người. Đồng thời là dịp để bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Đam Rông giao lưu, tìm hiểu nhằm giữ gìn và phát huy các nét đẹp về bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Vùng 3 Hải quân dâng hương tại Di tích Bến tàu không số Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Vùng 3 Hải quân dâng hương tại Di tích Bến tàu không số Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Xã hội - T.Nhân - Đ.Minh - 1 giờ trước
Ngày 28/4, tại Đài tưởng niệm Di tích tàu không số xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quang Ngãi, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tá Phạm Đình Thành - Phó Chính ủy Vùng 3 Hải quân chủ trì.
Quảng Ngãi thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh

Quảng Ngãi thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 28/4, tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026 biểu quyết thông qua Nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Một giáo viên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên vừa bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma tuý cho các điểm bán lẻ trên địa bàn.