Ngày 20/6, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VHTT&DL) thông tin, tượng đồng Nữ thần Durga bốn tay (thế kỷ VII) có nguồn gốc Việt Nam đã được trả về cho Việt Nam và được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, phục vụ việc nghiên cứu và phát huy giá trị cổ vật.
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Triển lãm cổ vật “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố” trưng bày, giới thiệu bộ sưu tập hơn 500 cổ vật của các hội viên, các nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Media -
BDT -
17:00, 18/05/2024 Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật TP. Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức khai mạc trưng bày Triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin tức -
Thanh Thuận -
21:17, 23/05/2024 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp công nghệ để định danh số 10 cổ vật Triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa Metaverse (vũ trụ ảo) đầu tiên tích hợp kính Apple Vision Pro, góp phần lưu giữ, phát huy giá trị di sản và cổ vật của triều Nguyễn nói riêng, văn hóa Huế nói chung.
Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chho biết, loạt cổ vật liên quan đến vua và hoàng tộc nhà Nguyễn (1902-1945) như Kiếm báu của vua Hàm Nghi, kim bài và ngọc khánh của vua Khải Định, ngọc bội của hoàng hậu Nam Phương sẽ được đấu giá ở Pháp vào ngày 26/4.
Du lịch -
Minh Nhật -
09:04, 15/03/2024 Cách TP. Quảng Ngãi về hướng biển hơn 25 km, làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, phía trước tiếp giáp với biển, sau lưng là những triền cát cao sừng sững. Bãi biển nơi đây thoai thoải kéo dài hơn 10 km từ lâu trở thành bãi tắm lý tưởng cho người dân địa phương cùng du khách. Theo các chuyên gia, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản. Khu vực này không chỉ có di sản biển phong phú được ví là “nghĩa địa tàu cổ đắm”, với nhiều niên đại khác nhau, mà còn có di sản địa chất về trầm tích núi lửa ở vùng biển gần bờ độc đáo, hiếm hoi của thế giới.
Tin tức -
Mỹ Dung -
15:55, 20/02/2024 Ngày 20/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Cổ vật tiêu biểu thời Lý - Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, “Thơ văn Lý - Trần qua thư pháp”, sản phẩm du lịch “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”.
Sáng 18/5, tại Tp. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam; Trung tâm Unesco Nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã thành lập và ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Unesco Nghiên cứu - Sưu tầm cổ vật Lâm Đồng.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân chỉ được chuyển nhượng, cho tặng, kế thừa trong nước, không được bán ra nước ngoài.
Sau hơn 20 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm các vật dụng gắn với đời sống người đồng bào DTTS Tây Nguyên, đến nay, anh Nguyễn Quốc Dũng (46 tuổi) ở Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã sở hữu một bộ sưu tập với khoảng 5.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm.
Ngày 15/9, tại Bảo tàng Quảng Ninh, Hội Cổ vật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm chuyên đề “Cổ vật sống mãi trong lòng đất mỏ”. Triển lãm là một hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (1963 - 2023).
Sau khi đấu giá thành công hai cổ vật triều Nguyễn bao gồm mũ quan triều Nguyễn và cổ phục Nhật Bình với mức giá cao kỷ lục tại Tây Ban Nha, Công ty CP Tập đoàn Sunshine đã quyết định gửi tặng tỉnh Thừa Thiên - Huế với lý do mong muốn cổ vật được hồi hương.
Sau nhiều năm lưu lạc, mũ quan triều Nguyễn và cổ phục Nhật Bình - hai cổ vật nổi tiếng được đấu với mức giá kỷ lục tại Tây Ban Nha vào tháng 10/2021 đang trên đường hồi hương về cố quốc. Sự kiện được đông đảo giới truyền thông và các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật quan tâm, ngóng chờ.
Người dân bản Lạ, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang lưu giữ bức tượng Phật bằng đồng được dân bản góp tiền để đúc từ hơn 200 năm trước, như báu vật của bản. Và những câu chuyện kỳ bí về bức tượng này vẫn đang được bà con kể lại…
Ngày 5/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm đã tổ chức khai mạc không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai”.
Những di tích tàu cổ đắm được tìm thấy ở vùng biển miền Trung và Quảng Ngãi nói riêng đã chứng minh cho sự phát triển phồn vinh, rực rỡ trong giao lưu văn hóa của đường biển đương thời.
Những cổ vật ở chốn tâm linh không cánh mà bay, là hiện trạng nhiều năm nay ở các địa phương. Nhưng đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính thức của cấp có thẩm quyền, hay lực lượng liên quan nào là đến bao giờ mới chấm dứt thực trạng này.