Kinh tế -
Hoàng Khánh -
10:51, 08/11/2022 Cùng với cây cà phê, sơn tra (táo mèo) là một trong 2 cây trồng chủ lực giúp người dân ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xóa đói giảm nghèo. Những năm gần đây, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân trồng sơn tra gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thông qua việc thành lập hợp tác xã, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, người dân Tỏa Tình đang tạo ra hướng đi mới, bền vững cho sản phẩm sơn tra nơi đây.
Với khát khao làm giàu cháy bỏng, anh Giàng A Chinh ở bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn trồng cây sơn tra (cây táo mèo) để thoát nghèo. Anh Chinh trở thành một trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018 được tôn vinh nhờ những đóng góp tiêu biểu cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển nông thôn.
Những năm gần đây, cây sơn tra (táo mèo) đang trở thành cây đem lại thu nhập kinh tế ổn định cho nhiều người dân vùng cao của huyện Thuận Châu (Sơn La). Chính vì vậy, địa phương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững vùng nguyên liệu đối với loài cây giá trị này.
Trồng, phát triển cây sơn tra không chỉ tăng tỷ lệ che phủ rừng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Từ một loại cây tự nhiên hoang dã, đến nay cây sơn tra (hay còn gọi là cây táo mèo) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.