Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR Việt Nam-Lào

PV - 06:31, 10/01/2025

Ngày 9/1, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác song phương, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Lễ công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam-Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành hai nước tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành hai nước tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan hai nước.

Lễ công bố này là minh chứng sống động về hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại của hai nước Việt Nam-Lào trong bối cảnh thúc đẩy sử dụng bản tệ là nội dung được lãnh đạo Đảng, Chính phủ hai nước hết sức quan tâm, chỉ đạo trong thời gian qua, đồng thời phù hợp với xu hướng hợp tác tiền tệ-ngân hàng trong khu vực ASEAN. 


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, của Thủ tướng Chính phủ hai nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cùng hệ thống ngân hàng thương mại hai nước đã tích cực phối hợp triển khai việc thúc đẩy sử dụng bản tệ trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền, đầu tư và vay nợ của hai nước, thông qua hai sáng kiến/dự án là Kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR và Hoàn thiện khuôn khổ để thúc đẩy sử dụng bản tệ trong thanh toán, chuyển tiền phục vụ thương mại, đầu tư và vay nợ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành hai nước thực hiện nghi thức Công bố tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành hai nước thực hiện nghi thức Công bố tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)

Với mức độ hợp tác tin cậy, toàn diện giữa Việt Nam và Lào, cùng sự hiện diện và tham gia ngày càng đông đảo và sâu rộng của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào cũng như các doanh nghiệp do người Việt làm chủ tại Lào, việc thúc đẩy sử dụng bản tệ trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền phục vụ thương mại, đầu tư và vay nợ giữa Việt Nam và Lào dự kiến mang lại lợi ích thiết thực cho hai bên, giúp các doanh nghiệp hai nước có thêm lựa chọn về đồng tiền giao dịch, giảm chi phí hoạt động do không phải quy đổi tỷ giá qua đồng tiền thứ ba, tạo thuận lợi hơn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi được tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn bằng nội tệ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam tại Lào…

Tại Lễ công bố, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đã tổng kết các kết quả được hai Ngân hàng Trung ương tích cực triển khai trong năm 2024 về hợp tác bản tệ, bao gồm việc ban hành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tại 2 nước với Thông tư 04/2024/TT-NHNN ngày 31/5/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hướng dẫn thanh toán, chuyển tiền song phương với Lào, cho phép tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể triển khai thanh toán sử dụng bản tệ với Lào, và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cấp phép cho các ngân hàng thương mại thực hiện vai trò là tổ chức mua bán tiền tệ được chỉ định (ACCD) giữa Việt Nam và Lào.

Trên cơ sở đó, cũng tại Lễ công bố nói trên, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước, Phó Thống đốc Soulysak Thamnuvong đã trao giấy phép của Thống đốc Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho Ngân hàng liên doanh Lào-Việt và Ngân hàng Vietcombank Laos tham gia thanh toán bản tệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành cùng các ngân hàng thương mại cổ phần hai nước tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành cùng các ngân hàng thương mại cổ phần hai nước tại buổi lễ. (Ảnh: THANH GIANG)

Với khuôn khổ pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng cho sử dụng bản tệ trong thanh toán, chuyển tiền Việt-Lào đã được hoàn thiện trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian qua, hai bên thống nhất khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng bản tệ trong hoạt động thương mại, đầu tư hai nước, bước đầu khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty xem xét thực hiện hợp đồng ngoại thương, hợp đồng đầu tư giữa hai nước bằng bản tệ.

Cũng tại Lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo bộ, ngành hai nước đã thực hiện nghi thức chính thức công bố kết nối dịch vụ thanh toán bán lẻ sử dụng mã QR.

Dự án này được kỳ vọng thúc đẩy du lịch, tiêu dùng và giao lưu nhân dân giữa hai nước, đồng thời khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán bán lẻ song phương. Dịch vụ thanh toán qua mã QR xuyên biên giới này hướng đến mục tiêu đem lại cho người dân, khách du lịch, đơn vị bán hàng hai bên một một phương thức thanh toán với chi phí rẻ hơn, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn. Là kết quả hợp tác từ năm 2023 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thông qua hai đơn vị đầu mối là Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty Mạng lưới Thanh toán Quốc gia Lào (LAPNet) cùng các ngân hàng thương mại hai nước, đến nay hai bên đã hoàn thành kết nối đối với chiều thanh toán của khách Việt Nam khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại Lào.

Các ngân hàng của Việt Nam tham gia giai đoạn 1 của dự án nói trên gồm: VietinBank (trong vai trò ngân hàng quyết toán), Sacombank, BIDV, Vietcombank, BVBank, Nam A Bank và TPBank (ngân hàng cung cấp dịch vụ).

Các ngân hàng tham gia phía Lào gồm: VietinBank Lào (trong vai trò ngân hàng quyết toán), BCEL, APB, JDB, LVB, MJB, PSV, Sacombank Lào, STB, ACLEDA Bank Lào, BIC, IDB, VMB và LDB (ngân hàng cung cấp dịch vụ).

Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác để hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ này trong thời gian tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 24 phút trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 2 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài, ngay trong đêm 26 và rạng sáng nay (27/7), 35 hộ dân ở các xã Chiềng Khoong, Huổi Một (huyện Sông Mã cũ), tỉnh Sơn La đã phải di dời khẩn cấp.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/7, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở nhiều khu vực.
Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Nhịp cầu nhân ái - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau chuyến xe đầu tiên lên được xã Tương Dương vào rạng sáng 25/7 để trao nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ, chiều 26/7, từng dòng xe đã ngược Quốc Lộ 7A để kịp về hỗ trợ đồng bào sau cơn lũ dữ.
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 7 giờ trước
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.
Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Thời sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Nước đã rút nhiều, nhưng lòng sông Nậm Nơn chảy qua xã Lượng Minh, tỉnh Nghệ An vẫn còn chảy xiết. Nhưng với quyết tâm không thể để đồng bào tiếp tục chịu cảnh thiếu thốn vì bị cô lập, chính quyền địa phương đã tìm cách vượt sông tiếp cận 4 bản bị cô lập.