Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một "vườn… bom" giữa miền cát trắng

Nguyễn Thanh - 17:42, 28/08/2022

Cựu binh Trần Văn Quận ở thôn Quyết Tiến (xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gọi khu vườn hàng nghìn m2 chứa đầy những vỏ bom, mảnh đạn… là vườn kí ức chiến tranh. Nhưng, với suy nghĩ của nhiều người, khu vườn này còn chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ về khát vọng hòa bình ở một nơi từng là tuyến lửa.

Sự sống nảy sinh từ chết chóc
Khu vườn kỉ vật chiến tranh của cựu binh Trần Văn Quận

Kỷ vật thời chiến

Ông Quận mở lời với chúng tôi bằng chất giọng đặc sệt miệt biển: Tôi thích hình tượng người lính với ba lô, cây súng. Nên khi đã trở thành lính thực thụ, tôi càng yêu hơn những gì gắn bó với người lính. Đó cũng là lí do, từ lúc bắt đầu huấn luyện trong quân ngũ, tôi đã sưu tập những kỉ vật chiến tranh để lại.

Một quả bom được mô phỏng cắm đầu xuống đất
Một quả bom được mô phỏng cắm đầu xuống đất

 Vào quân ngũ năm 1995, rồi trở thành lính Hải quân vùng III, nhưng cứ có thời gian rỗi, ông lại dành cho việc sưu tầm kỉ vật chiến tranh bằng cách xin từ bạn bè, đồng đội.

Thuộc thế hệ sinh sau cuộc chiến, nên ngay cả khi đến tuổi trưởng thành, ông Quận cũng không thể hình dung hết chiến tranh khốc liệt đến nhường nào. Nhưng, những gì mà chiến tranh để lại trên vùng đất tuyến lửa, qua sách báo, qua lời kể… đã khiến ông yêu hơn, trân quý hơn hòa bình.

Niềm say mê với những kỉ vật chiến tranh cứ thế đeo đuổi ông những tháng ngày sau xuất ngũ ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng phải đến năm 2018, khi về quê nhà sinh sống, cùng gia đình mở một quán cà phê nhỏ, thì trăn trở xây dựng một “bảo tàng” kỉ vật chiến tranh mới thực sự bắt đầu.

Gọi là “bảo tàng” cho có vẻ cổ, để hấp dẫn hơn một chút thôi, ông Quận hài hước như vậy. Thực tế đây là khu vườn kỷ vật chiến tranh, được thực hiện bên cạnh quán cà phê nhỏ của gia đình. Suốt những năm qua, hàng chục vỏ bom, vỏ mìn, vỏ đạn pháo còn nguyên hay những mảnh vỏ bom, mảnh vỏ đạn… được ông cất công sưu tầm rồi dành thời gian bài trí rất công phu.

Tại sao, ông lại bố trí những quả bom khi thì cắm một nửa xuống đất, khi thì nằm nghiêng, khi lại “phơi bụng”… như vậy? Ông Quận giải thích như một hướng dẫn viên đã kinh qua trận mạc: Ấy, đó là mình mô phỏng hình ảnh những quả bom, quả đạn pháo rơi từ trên cao xuống. Chúng có nhiều tư thế khác nhau, chứ đâu xếp ngay ngắn được. Sau này, khi sưu tầm thêm nữa, tôi sẽ mô phỏng các dạng bom tiếp đất và tái hiện hình ảnh người dân sản xuất dưới mưa bom bão đạn trong thời kỳ chiến tranh.

Những vỏ đạn pháo được ông Quận sưu tầm rất công phu
Những vỏ đạn pháo được ông Quận sắp đặt rất công phu

Quan sát vườn...bom, điều đặc biệt nhận thấy là, những vỏ bom, vỏ đạn… được xếp đặt bằng nhiều tư thế khác nhau nhưng lại rất hài hòa với cây cỏ, hoa lá xung quanh. Theo ý ông Quận, thì đó chính là cách để tạo sự bắt mắt, thu hút người xem; nhưng cũng là để làm giảm đi sự khốc liệt của đạn bom một thời khói lửa.

Hành trình “đưa bom về nhà” của ông Quận, cũng không phải là đơn giản, thậm chí rất vất vả, khó nhọc, nhưng bù lại ông thấm đẫm niềm tự hào, tự tôn của một cựu binh lính thủy. “Khi biết tôi có ý tưởng sưu tầm các vỏ bom, vỏ đạn, vỏ mìn và những kỷ vật thời chiến tranh khác về trưng bày trong khu vườn gia đình, vợ tôi và người thân phản đối gay gắt. Trong cuộc họp thôn xóm, tôi có phát biểu về ý tưởng của tôi, người dân cũng không đồng tình vì nghĩ là nguy hiểm, vi phạm quy định pháp luật. Thậm chí Ban quân sự xã, ban công an xã cũng về kiểm tra”, ông Quận kể.

Thế rồi, khi kiểm tra, thấy tất cả là vỏ bom, vỏ mìn phế liệu, công an và quân sự xã đã rất ủng hộ. Đến nay, ông Quận đã sưu tầm được 70 vỏ bom, vỏ mìn, vỏ đạn pháo; trong đó có những loại vỏ bom như M118, MK84 và nhiều loại kỷ vật chiến tranh khác. 

Những kỉ vật này là hành trình chạy xe máy đến các tiệm phế liệu dọc đường Hồ Chí Minh từ tỉnh Nghệ An đến Phú Yên để mua lại; là của đơn vị cũ, là đồng đội cho tặng. Thậm chí, ông còn đưa hẳn địa chỉ, điện thoại liên lạc cho những người dân, các đại lý thu mua phế liệu để mỗi khi nhận thông tin ở đâu có vỏ bom, vỏ mìn là ông lập tức lên đường.

Khu vườn kỉ vật chiến tranh với hình ảnh những quả bom tiếp đất ở các tư thế khác nhau
Khu vườn ký ức chiến tranh với hình ảnh những quả bom tiếp đất ở các tư thế khác nhau

Thông điệp của hòa bình

Từ ngày có khu vườn kí ức chiến tranh, khách lui tới uống cà phê, đến thăm nhà ông nhiều hơn. Những đồng đội, đồng chí biết tin cũng đã đến thăm và chiêm ngưỡng. Còn ông Quận, đã trở nên bận rộn hơn, kể từ khi mở cửa miễn phí đón mọi người đến tham quan. Theo ông Quận thì có nhiều khách đi theo tour du lịch đến chiêm ngưỡng để mong có cái nhìn trực quan, thấu hiểu về lịch sử và nguy hiểm từ bom, mìn mang lại.

Cũng tự ngày nào, khu vườn của ông đã trở thành địa chỉ thân thuộc nhiều nhiều học sinh quanh vùng. Những vỏ bom, vỏ mìn, vỏ đạn pháo được sờ tận tay, được thấy tận mắt sẽ là ví dụ sống động nhất cho những bài học lịch sử ở trong nhà trường.

Ông Quận mô tả các loại bom và tính sát thương
Ông Quận mô tả các loại bom và tính sát thương

Ông Quận bồi hồi: Mỗi lần đón du khách hay các em học sinh đến tham quan, tôi lại mặc đồ bộ đội, đội mũ tai bèo và thuyết trình, hướng dẫn nhận dạng các loại bom, mìn trong khu vườn về chủng loại gì, tác dụng mức độ tàn sát ra sao. Những lúc ấy, tôi lại cảm thấy yêu hơn người lính, yêu hơn nền hòa bình, độc lập mà mình đang tận hưởng hôm nay.

Trong cả cuộc trò chuyện, ông Quận đã nhắc đi nhắc lại rằng: Mong muốn của tôi là các cháu học sinh biết để nhận dạng, để phòng tránh tai nạn bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh. Bởi ô nhiễm bom, mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh ở tỉnh Quảng Bình và trên đất nước mình còn nhiều lắm. 

"Tôi muốn các thế hệ hôm nay và mai sau sinh ra trong thời bình, khi nhìn những hình ảnh vỏ bom, vỏ mìn còn sót lại này sẽ hiểu hơn về sự khốc liệt của chiến tranh để trân quý cuộc sống hòa bình đang có. Tôi cũng mong muốn các thế hệ sau này, là chủ nhân của đất nước, thì hãy góp sức bảo vệ thành quả cách mạng và đừng để chiến tranh phải xảy ra", ông Quận bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 7 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 11 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 12 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.