Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Mỹ Dung - Hà Nhi - 11:32, 14/11/2024

Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.

Nhiều đổi thay trên địa bàn vùng cao tỉnh Quảng Ninh nhờ thực hiện chuyển đổi số
Nhiều đổi thay trên địa bàn vùng cao tỉnh Quảng Ninh nhờ thực hiện chuyển đổi số

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Cùng với toàn tỉnh, các địa phương vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS đã dần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện CĐS. Đại Dực là xã vùng cao của huyện Tiên Yên với 100% là người DTTS. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng, nhưng từ xã đến thôn đã tích cực triển khai các hoạt động CĐS đến với người dân, cải thiện nhiều mặt trong đời sống kinh tế- xã hội của địa phương.

Chị Nình Thị Hồ, thôn Khe Lục hào hứng chia sẻ: “Mình học thêm được chữ là nhờ cái điện thoại này. Vì thấy bảo nó có nhiều cái hay nên mình cũng mua một cái rồi nhờ người biết chữ dạy cho cách bấm phím thành chữ. Nhờ điện thoại, mình đã học hỏi được nhiều từ cách chăm sóc lúa, cách trồng rừng, cách nuôi dạy con cho tốt”.

Người dân xã Đại Dực (Tiên Yên) hào hứng chia sẻ thông tin trên điện thoại thông minh
Người dân xã Đại Dực (Tiên Yên) hào hứng chia sẻ thông tin trên điện thoại thông minh

Trao đổi về nội dung này, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đại Dực Hoàng Việt Tùng cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền các lợi ích của việc CĐS đến với người dân; tổ chức tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng thôn và chỉ đạo Đoàn thanh niên xã hỗ trợ người dân cài đặt, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh. Xã tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ thúc đẩy hạ tầng số rộng khắp, hiện đại, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền”.

Tại các địa phương, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy tốt vai trò của mình, nhất là trong hướng dẫn người dân cài phần mềm VssID, thanh toán tiền điện, tiền nước qua điện thoại, ... Nhiều hộ kinh doanh trong xã đã bắt đầu biết quảng bá các sản phẩm của mình trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử để bán được nhiều hàng hơn, nâng cao thu nhập.

Riêng sàn thương mại điện tử (TMĐT) OCOP Quảng Ninh tại địa chỉ “https://ocopquangninh.com.vn/” hiện đang giới thiệu 393/393 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng sử dụng: miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng Ba Chẽ, gà Tiên Yên… Tất cả sản phẩm đưa lên sàn TMĐT OCOP Quảng Ninh đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong tất cả các khâu từ lựa chọn sản phẩm, chọn hình thức giao hàng, chọn phương thức thanh toán.

Ngoài ra, để đáp ứng xu hướng mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang nở rộ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thậm chí người nông dân cũng đã thích ứng nhanh, tự tạo kênh bán hàng riêng của mình, tự đăng các sản phẩm rao bán, livestream bán hàng trực tuyến.

Anh Lý Văn Bằng, chủ cửa hàng kinh doanh Bằng Hoa ở xã Hải Lạng (Tiên Yên) chuyên thu mua, chế biến các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu ba kích, sâm cau, nấm lim, mật ong rừng, cho biết: “Thời gian đầu, việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm. Để tiếp tục tăng lượng khách hàng, tôi thường xuyên livestream qua mạng xã hội, đồng thời đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Ocop quangninh.vn, nhờ vậy lượng tiêu thụ rất cao”.

Cán bộ hướng dẫn người dân sử dụng thành thạo ứng dụng trên điện thoại thông minh
Cán bộ hướng dẫn người dân sử dụng thành thạo ứng dụng trên điện thoại thông minh

Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 96%, những năm qua, huyện Bình Liêu cũng đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, cổng thông tin điện tử, Zalo, đồng thời tích cực khuyến khích cài đặt, kích hoạt và sử dụng công dân số VNeID; tăng cường ứng dụng chữ ký số cá nhân của công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính...

Bí thư Huyện ủy Bình Liêu Nguyễn Thị Tuyết Hạnh nhấn mạnh: Để CĐS đạt hiệu quả thiết thực hơn, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân. Đồng thời, ưu tiên triển khai các nội dung có tác động trực tiếp đến đời sống người dân như cung cấp dịch vụ kết nối internet băng rộng cố định cho các khu dân cư trên địa bàn, hoàn thành thực hiện cài đặt ứng dụng công dân số VNeID cho 100% người dân...

Tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng Quảng Ninh cũng xác định rõ triển khai CĐS vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh nguyên nhân từ việc thiếu thốn các văn bản pháp luật, hành lang pháp lý trong lĩnh vực này, thì hạ tầng công nghệ vốn đã thiếu, hiện nay cũng đã dần xuống cấp sau nhiều năm.

Người dân vùng cao Tiên Yên hào hứng ứng dụng chuyển đổi số trên điện thoại thông minh với mục đích giải trí, nâng cao đời sống tinh thần
Người dân vùng cao Tiên Yên hào hứng ứng dụng chuyển đổi số trên điện thoại thông minh với mục đích giải trí, nâng cao đời sống tinh thần

Xác định những trở ngại trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đưa ra kế hoạch lộ trình và giải pháp cụ thể cho từng năm, trong đó, năm 2024 và các năm tiếp theo tập trung vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm như y tế, giáo dục, du lịch, công thương, giao thông, hải quan, hành chính công…

Theo đó, Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, phấn đấu đứng trong tốp 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS toàn diện. Thực hiện mục tiêu này, các sở, ngành, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cũng đang tích cực triển khai giải pháp CĐS, nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng xu thế, phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định, vấn đề quan trọng nhất để đạt được mục tiêu trong CĐS, là nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự quyết tâm, nỗ lực của người đứng đầu các cấp, nâng cao ý thức, nhận thức của cán bộ, công nhân, viên chức và người dân. 

Tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, ngành của tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện kế hoạch CĐS của từng ngành, rà soát hiện trạng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin, qua đó đảm bảo nhiệm vụ CĐS được thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh, đưa Quảng Ninh thuộc nhóm dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng; trở thành mô hình mẫu về CĐS toàn diện cấp tỉnh vào năm 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 23:08, 09/12/2024
Lòng hồ Hòa Bình, món quà kỳ diệu của thiên nhiên, đang mở ra cơ hội để huyện Đà Bắc – một địa phương từng được xem là "đi sau" trên bản đồ du lịch – có hướng phát triển mới. Bằng cách giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, nơi đây ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - PV - 23:04, 09/12/2024
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thời sự - PV - 21:00, 09/12/2024
Chiều 9/12, Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 3090/VPQH-TT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đăng Thông cáo báo chí về dự kiến Chương trình phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Media - BDT - 20:55, 09/12/2024
Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Pháp luật - Tiếng Dân - 20:47, 09/12/2024
Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Công tác Dân tộc - Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024
Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024
Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm

Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm "sống dậy" làng nghề

Kinh tế - Tào Đạt - Như Tâm - 20:27, 09/12/2024
Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Du lịch - Minh Nhật - 20:26, 09/12/2024
Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - 20:18, 09/12/2024
Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.