Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn này.
Chuyên đề -
Tào Đạt - Như Tâm -
15:21, 08/11/2024 “Ðôi mắt là vô giá, mang đến đôi mắt sáng - khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là bà con DTTS. Chúng tôi luôn ưu tiên nâng cao tay nghề, cập nhật các công nghệ - kỹ thuật hiện đại, nỗ lực mang đến nhiều giá trị và lan toả thông điệp bảo vệ mắt cho mọi người dân”, đó là tâm sự của Bác sĩ CKII Huỳnh Trung Lâm, Giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau khi chia sẻ với phòng viên về công việc chung tay “mang lại ánh sáng” đến cho cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã làm trong thời gian qua.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Lợi về hiệu quả Dự án Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do các tổ chức PCPNN tài trợ. Ông Võ Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng tiếp và làm việc với Đoàn công tác.
Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn, tiềm ẩn nguy cơ cao cháy rừng bất cứ lúc nào, qua đó lực lượng kiểm lâm đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương, chủ động triển khai các phương án PCCCR.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).Với sự hỗ trợ nguồn lực và chính sách từ Trung ương, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích thay đổi diện mạo toàn diện, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Chuyên đề -
Tào Đạt - Như Tâm -
11:02, 08/11/2024 Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc - nơi mà mỗi người dân Việt Nam đều muốn được đặt chân đến ít nhất một lần. Nếu như trước kia, đa phần du khách vẫn chỉ xem Cà Mau là một điểm đến trong chuyến hành trình… thì giờ đây, nhờ đa dạng hóa loại hình du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến Cà Mau.
Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Vốn tín dụng chính sách đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS miền núi của Thanh Hóa. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, nguồn vốn này còn đóng vai trò là "bệ đỡ" để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành Du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Xác định công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.
Chuyên đề -
Thái Sơn Ngọc -
06:19, 08/11/2024 Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo thông tin của UBND huyện Giồng Riềng, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được tỉnh phân bổ cho huyện từ năm 2022 đến năm 2024 là 40 tỷ 875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người DTTS.
Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bình Thuận vừa có chuyến kiểm tra, khảo sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh và các xã Măng Tố, Lạc Tánh, thị trấn La Ngâu (huyện Tánh Linh). Đoàn khảo sát do bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.
Chuyên đề -
Thái Sơn Ngọc -
20:08, 07/11/2024 Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân vùng đồng bào DTTS và các trường học dân tộc nội trú nỗ lực đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp các đơn vị thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Chuyên đề -
Lê Hường (Thực hiện) -
19:34, 07/11/2024 Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phát triển mạnh mẽ, đời sống đồng bào DTTS được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để hiểu rõ hơn những kết quả và tác động của Chương trình MTQG 1719 đến vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Krông Nô Ngô Xuân Hà.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những kết quả thiết thực, từng bước làm thay đổi diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum).