Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học: Chú trọng đến đối tượng học sinh là người DTTS, miền núi

PV - 14:14, 01/07/2019

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bậc tiểu học sẽ chính thức được áp dụng từ năm học 2020-2021. Chương trình có nhiều điểm thay đổi so với với Chương trình giáo dục hiện hành. Theo đó học sinh vùng DTTS, miền núi có những chương trình, cơ chế riêng để các em không bị thiệt thòi so với những vùng khác.

Để hiểu rõ hơn về những điểm mới này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) xoay quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, để triển khai đồng loạt Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học vào năm học 2020-2021, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có lộ trình như thế nào?

Sau khi Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành vào tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới gửi Sở GD&ĐT các địa phương. Theo đó, chậm nhất đến ngày 30/6 hằng năm, Sở GD&ĐT các địa phương sẽ có báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT với các nội dung: đảm bảo cơ sở vật chất và 100% các em học sinh được học 2 buổi/ngày; các phương án rà soát giáo viên; tăng thêm định biên đối với những địa phương còn thiếu giáo viên để bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên theo Thông tư 16 quy định 1,5 giáo viên/lớp…

Chương trình GDPT mới bậc tiểu học sẽ giúp trẻ em DTTS không bị thiệt thòi trong việc tiếp cận kiến thức so với học sinh các vùng miền khác. Chương trình GDPT mới bậc tiểu học sẽ giúp trẻ em DTTS không bị thiệt thòi trong việc tiếp cận kiến thức so với học sinh các vùng miền khác.

Cùng với đó, nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể cũng sẽ được Bộ hoàn thiện trong tháng 7/2019, như: Văn bản hướng dẫn dạy học lớp 1; Văn bản hướng dẫn dạy học môn Tin học; Văn bản hướng dẫn dạy học môn tiếng Anh và văn bản hướng dẫn hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1. Đây là 4 điểm mới của Chương trình, sẽ được triển khai lồng ghép trong Chương trình hiện hành năm học 2019-2020.

Năm học 2019-2020, Bộ đang áp dụng mô hình điểm để tiến tới triển khai đồng loạt vào năm học 2020-2021. Hiện nay, 80% số học sinh được học 2 buổi/ngày, chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như đồng bằng, thành phố, 20% còn lại thuộc vùng khó khăn, vùng DTTS.

Đối với học sinh vùng DTTS, miền núi, ngành Giáo dục đã có những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn khi triển khai áp dụng Chương trình mới, thưa ông?

Để đảm bảo tính công bằng, Chương trình mới quy định và bắt buộc 100% học sinh được tổ chức học 2 buổi/ngày để tránh thiệt thòi cho học sinh vùng DTTS so với những nơi khác. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Đề án 1436/QĐ-TTg tăng cường cơ sở vật chất vùng khó khăn, vùng DTTS để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2017-2025. Đây chính là giải pháp đi trước một bước để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai Chương trình.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn có thêm Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS nhằm mục đích tăng cường thêm tiếng Việt để các em có khả năng tiếp thu Chương trình một cách tốt nhất.

Trong Chương trình GDTH mới bậc tiểu học có thêm môn học tiếng dân tộc, để đáp ứng được yêu cầu thì việc lựa chọn giáo viên dạy bộ môn tiếng dân tộc sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Trong Chương trình giáo dục hiện hành, môn học tiếng dân tộc thiểu số đã được thực hiện là môn học tự chọn. Theo chương trình GDPT mới tiếp tục được đưa vào là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 5 ở tiểu học, thậm chí được thiết kế đến lớp 12 với mục đích nhằm phát huy, bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, từ đó khơi gợi tình yêu dân tộc, quê hương, đất nước. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thiết kế môn học này một cách tập trung, bài bản để làm sao tất cả các dân tộc có tiếng nói và chữ viết thì các em học sinh đều được học tập. Vậy có thể nói, Chương trình giáo dục hiện hành cũng như Chương trình giáo dục mới đã rất chú trọng đến đối tượng học sinh là người DTTS, miền núi.

Việc lựa chọn giáo viên dạy tiếng dân tộc sẽ được các địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị đội ngũ giáo viên dựa trên các tiêu chí về trình độ chuyên môn theo quy định chuẩn đào tạo giáo viên của Bộ GD&ĐT. Còn Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về ban hành Chương trình và sách giáo khoa.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

HOÀI DƯƠNG (t/h)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10 với 3 môn

Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10 với 3 môn

Ngày 28/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025. Theo đó, học sinh Hà Nội tham gia kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 sẽ thực hiện 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng dựng mô hình “Ký túc xá Vùng biên”

Khởi công xây dựng dựng mô hình “Ký túc xá Vùng biên”

Giáo dục - Hải Thượng - 4 phút trước
Ngày 26/3 vừa qua, Đồn Biên phòng Tam Quang, Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với xã Tam Quang, huyện Tương Dương kết nối với Chùa Phúc Mỹ, nhóm Từ Thiện Phước Hạnh, Phước Huệ Song Tu, Chúc Hạnh, Thiên Duyên, Quỹ Nhân Ái Nhân Minh và mạnh thường quân Cao Thành Minh tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Kỹ túc xá Vùng biên” tại Làng Mỏ, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.
Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Xã hội - PV - 7 phút trước
Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Ẩm thực - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Ngày 28/3, bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực Quốc tế - Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 29 - 31/3, với quy mô cấp tỉnh mở rộng.
Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Thị trường bất động sản Hà Nội đang phục hồi nhưng nguồn cung vẫn hạn chế thúc đẩy giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tăng cao. Trong khi đó, người mua khó tính hơn, chỉ yên tâm tìm đến sản phẩm của chủ đầu tư có năng lực về tài chính, pháp lý, chất lượng, tiến độ, đặc biệt là chính sách bán hàng hấp dẫn.
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mưa đá, giông lốc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc trong ngày 28-3, gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - Văn Hoa - Hương Diệp - 1 giờ trước
Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Kinh tế - H.Trường - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định cấp 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.