Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với Quân chủng Hải quân

PV - 14:22, 07/06/2024

Sáng 7/6, tại thành phố Hải Phòng, trong buổi thăm và làm việc với Quân chủng Hải quân, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, nêu rõ: Hình ảnh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào và làm xúc động hàng triệu con tim Việt Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. (Ảnh: TTXVN)

Cùng đi với Chủ tịch nước có đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Báo cáo Chủ tịch nước và Đoàn công tác một số kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết: Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Quân chủng đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Nổi bật là: Quân chủng đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp trong xử lý các tình huống đúng phương châm, đối sách, không để bị động, bất ngờ, giữ vững chủ quyền biển, đảo, hoạt động kinh tế biển, môi trường hòa bình trên biển. Duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định; triển khai lực lượng, phương tiện hiệp đồng chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU.

Đã làm tốt công tác huấn luyện tiếp nhận, khai thác sử dụng và làm chủ thiết bị kỹ thuật mới, tổ chức kiểm tra bắn đạn thật các loại vũ khí đạt kết quả tốt và bảo đảm an toàn tuyệt đối; tham gia hội thi, hội thao, đại hội thể dục thể thao toàn quân, toàn quốc đạt thành tích cao; thực hiện tốt nhiệm vụ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với đó, Quân chủng làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo xa; thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” gắn với hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”…

Thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Quân chủng đã phối hợp thực hiện hiệu quả chương trình tuyên truyền biển, đảo với 63 tỉnh, thành phố, 16 cơ quan Trung ương, cơ quan báo chí góp phần xây dựng thế trận “lòng dân trên biển” và thu hút nguồn lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.

Tại buổi thăm và làm việc, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Trải qua 69 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, hiệp đồng của các đơn vị bạn, trong tình thương yêu, đùm bọc của Nhân dân, Quân chủng Hải quân được tôi luyện và ngày càng lớn mạnh. Những chiến công xuất sắc của Quân chủng Hải quân đã đi vào lịch sử dân tộc, tô thắm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng và trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Chủ tịch nước nêu rõ: Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Quân chủng Hải quân đã luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường trụ vững, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chủ động nắm, dự báo, phân tích, đánh giá đúng tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp, xử lý đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả các tình huống phức tạp nảy sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

Theo Chủ tịch nước, trong công tác tuyên truyền về biển, đảo; phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên các vùng biển xa, Hải quân Việt Nam luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, là chỗ dựa và niềm tin vững chắc của nhân dân. Công tác đối ngoại quốc phòng góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị.

Đảng, Nhà nước và Quân đội, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng đã phát huy nội lực, chủ động thực hiện có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiều đề án, dự án cấp nhà nước về nghiên cứu khoa học, chế tạo, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị; nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vũ khí, trang bị mới hiện đại và trình độ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu; chủ động bảo đảm tốt về hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức và lực lượng của Quân chủng Hải quân được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng chiến đấu, quản lý bảo vệ biển, đảo ngày càng được nâng lên; nội bộ đoàn kết, thống nhất. Công tác chính trị, tư tưởng được tăng cường, góp phần xây dựng lực lượng Hải quân vững mạnh, không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương, vùng trời, thước biển, hải đảo thân yêu của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đứng trước những thuận lợi rất cơ bản, đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, quyết liệt, Biển Đông đã trở thành "điểm nóng" ở khu vực. Cùng với diễn biến phức tạp của các vấn đề an ninh phi truyền thống, những phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch nước đề nghị, Quân chủng Hải quân cần thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Hải quân trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhiệm vụ đối với Quân chủng Hải quân rất lớn, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; vừa tinh nhạy, kịp thời phát hiện, tham mưu, trực tiếp giải quyết từ sớm, từ xa những yếu tố có thể dẫn đến phức tạp; trách nhiệm duy trì môi trường hòa bình cho phát triển đất nước và góp phần duy trì hòa bình, ổn định tuyến giao thương quan trọng bậc nhất thế giới đặt ra đối với lực lượng Hải quân là rất thường trực, rất trực tiếp.

Chủ tịch nước lưu ý, Quân chủng cần tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 44 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là những tư duy, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc; quán triệt sâu sắc quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; luôn nêu cao cảnh giác, nhận thức rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nhạy bén, sắc sảo trong nắm bắt và giải quyết vấn đề mới phát sinh; kiên quyết, kiên trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tỉnh táo xử lý chuẩn xác những tình huống phức tạp trên biển đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những giải pháp "đúng", "trúng" vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển, vừa chủ động giải quyết từng bước vững chắc các tranh chấp.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng Quân chủng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại, chủ động chuẩn bị mọi điều kiện bảo vệ Tổ quốc và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, kể cả chiến tranh hiện đại. Trước hết cần hiện đại về con người với phương châm "người trước - súng sau"; hiện đại về phương thức, cách thức tác chiến. Chuẩn bị sẵn sàng điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, trên các môi trường: không, bộ, mặt biển, trong lòng biển, đáy biển và môi trường điện tử, thủy âm, trong đó phải bảo đảm kết hợp nhuần nhuyễn giữa vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến Hải quân của cha ông ta với nghệ thuật toàn dân đánh giặc... Nghiên cứu xây dựng đường Hồ Chí Minh trên biển trong tình hình mới, bao quát toàn bộ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện, vũ khí hiện đại gắn với đẩy mạnh huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới và luyện tập các phương án tác chiến; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đồng bộ, theo kịp sự phát triển các lực lượng mới (tàu ngầm, không quân Hải quân) đáp ứng yêu cầu tác chiến nhanh, hiện đại, tác chiến liên hợp trên các môi trường không - bộ - biển - ngầm. Bảo đảm tầm nhìn xa, có lộ trình, bước đi cụ thể trong hiện đại các binh chủng; xác định rõ những binh chủng hiện đại, những vũ khí, phương tiện hiện đại; chú trọng xây dựng, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Hải quân, bảo đảm để lực lượng Hải quân tiến thắng lên hiện đại.

Theo Chủ tịch nước, Quân chủng Hải quân cần kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ chủ quyền với phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân trên biển vững chắc và tạo thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tập trung các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ Nhân dân; tăng cường hợp tác quốc tế của Hải quân, nhất là hợp tác quốc tế trên biển, thực thi luật pháp quốc tế trên biển gắn với nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển. Tập trung tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các vùng biển; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm.

Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, tiếp tục xây dựng Quân chủng Hải quân thật sự trong sạch, vững mạnh, lực lượng nòng cốt nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế đất nước; lấy xây dựng tiềm lực chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xác định đây là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm Quân chủng luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ Quân chủng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức, cán bộ. ..

Nhân hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8/6, Chủ tịch nước đề nghị Quân chủng có các hình thức tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền gắn với phát triển kinh tế biển, đảo; tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại, khẳng định tiềm lực, ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.

Dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dâng hương tại Phòng thờ Bác Hồ và các Anh hùng, liệt sĩ; trồng cây lưu niệm; kiểm tra lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu tại đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1 trên thềm lục địa phía nam, tàu trực trên vùng biển Tây Nam...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Ngày 27/9/2024, Đoàn công tác đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND,Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Nguyễn Bình Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà nhân lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa: Cù Lao; Giá Giữa; Cái Giá cũ (Chùa Chót) trên đại bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Lợi cùng tham gia Đoàn.
Tin nổi bật trang chủ
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 7 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 7 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 7 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.
Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Sức khỏe - Minh Thu - 7 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

Kinh tế - PV - 7 giờ trước
Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.