Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm các Đại sứ

PV - 15:00, 21/10/2021

Sáng 21/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm 8 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2021 – 2024. Đây là các đại sứ được bổ nhiệm đợt thứ hai sau Đại hội XIII của Đảng.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ trao quyết định bổ nhiệm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ trao quyết định bổ nhiệm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các Đại sứ, Tổng lãnh sự được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao trọng trách tại các quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Á; nhấn mạnh đây là vinh dự to lớn và cũng là nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Khẳng định Đại hội XIII của Đảng đề cao khát vọng phát triển đất nước với mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Chủ tịch nước yêu cầu các Đại sứ, Tổng lãnh sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, lăn xả với công việc, hợp tác với nước sở tại để đóng góp tích cực cho công tác đối ngoại của đất nước.

Đề cập dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ lụy và tình hình thế giới và khu vực hiện nay với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng phục hồi và phát triển trong điều kiện “bình thường mới”, Chủ tịch nước đề nghị các Đại sứ phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.

Nhất là trong bối cảnh chống dịch trong nước còn gặp khó khăn, phải chú trọng ngoại giao vaccine để có nguồn vaccine, vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tạo thuận lợi cho đi lại, giao thương, thích ứng an toàn với Covid-19. Cần triển khai đối ngoại linh hoạt, sáng tạo kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, chủ động đề xuất việc tiếp xúc đa dạng trong bối cảnh “bình thường mới”.

Với vai trò là “đầu cầu thông tin” của đất nước ở nước ngoài, khu vực các Đại sứ công tác có một số quốc gia có trình độ phát triển cao, các Đại sứ cần đẩy mạnh nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược, nhất là kinh nghiệm phát triển, các mô hình đổi mới, sáng tạo, mô hình tăng trưởng, các biện pháp thu hút nguồn lực để đóng góp phát triển đất nước.

Chủ tịch nước đặc biệt lưu ý các Đại sứ, Tổng lãnh sự cần phát huy phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong thực tiễn: hòa hiếu, hữu nghị, tận tụy, trách nhiệm, chân thành “từ trái tim đến trái tim”. Tập trung củng cố tin cậy chính trị để mở rộng hợp tác cùng có lợi về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo…, chú trọng phát triển thị trường, thúc đẩy tăng kim ngạch, tranh thủ hiệu quả FDI của các đối tác, vận động sự ủng hộ của các nước, tập trung các lĩnh vực có lợi thế của đất nước như văn hóa Việt, ẩm thực Việt Nam… trong quan hệ song phương và đa phương.

Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 36/NQ-TW và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; quan tâm và hỗ trợ kiều bào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc trong cộng đồng; ổn định đời sống kinh tế và hội nhập với nước sở tại, thu hút các nguồn lực của bà con kiều bào đóng góp xây dựng đất nước; trong đó có việc vận động, hợp tác với kiều bào phát triển các kênh tiêu thụ, hàng hóa tiêu dùng, nông sản, thực phẩm của Việt Nam tại thị trường sở tại.

Chủ tịch nước khẳng định lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất và là chỗ dựa hậu phương vững chắc để các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thay mặt các Đại sứ được bổ nhiệm, Đại sứ Lương Thanh Nghị bày tỏ xúc động và vinh dự được nhận nhiệm vụ; đồng thời lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước để tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các Đại sứ, Tổng lãnh sự sẽ không ngừng nỗ lực, nâng cao bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, đoàn kết sáng tạo, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Trong khuôn khổ chương trình chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất và thăm Lào, chiều ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tin nổi bật trang chủ
Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) , các thôn, bản đã được đầu tư thiết chế văn hóa, khôi phục, thành lập các câu lạc bộ dân ca dân vũ, hỗ trợ chính sách cho các nghệ nhân để bảo tồn văn hóa phi vật thể…Qua đó, giúp đồng bào nhất là ở các bản du lịch cộng đồng thêm nguồn lực đẩy để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

LTS: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Media - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 6 giờ trước
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.