Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán tại TP. Hồ Chí Minh

PV - 15:20, 24/01/2022

Trong chuyến công tác tại Tp. Hồ Chí Minh, sáng 24/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã tới thăm, kiểm tra công tác ứng trực Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại Công an Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh báo cáo Chủ tịch nước, năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nặng nề, lực lượng Công an TP. Hồ Chí Minh chủ trì, tham mưu Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để thực hiện nhiệm vụ kép vừa bảo đảm tham gia chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2021, lực lượng Công an đóng vai trò then chốt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của TP. Hồ Chí Minh, nhất là trong thời gian chính quyền và nhân dân Thành phố gồng mình chống chọi đợt dịch lần thứ 4 vừa qua, với hơn 100 ngày đêm liên tục chiến đấu, vượt qua khó khăn, vất vả.

Chủ tịch nước đánh giá cao Công an Thành phố đã chủ động nắm tình hình từ sớm, từ xa; làm tốt việc phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại các hành vi chống phá của các thế lực thù địch; đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tội phạm giảm hơn 11%, tình hình an ninh, trật tự được bảo đảm. Công an Thành phố đã nhanh chóng thích ứng, chuyển khó khăn thành cơ hội, tổ chức xây dựng mỗi xã phường là một pháo đài chống dịch; là chỗ dựa vững chắc cho chính quyền và nhân dân.

Gửi lời chia sẻ, thăm hỏi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các cán bộ, chiến sĩ và gia đình các chiến sĩ đã hy sinh, bị thương trong cuộc chiến chống Covid-19, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Công an, Công an TP. Hồ Chí Minh làm tốt công tác chế độ chính sách đối với các trường hợp này.

Giao nhiệm vụ cho Công an Thành phố bảo đảm cho người dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, an toàn, Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh các lực lượng thù địch đang tiếp tục dùng mọi thủ đoạn chống phá; tình hình an ninh mạng, an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp, khó lường… tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Công an TP. Hồ Chí Minh càng phải thể hiện vai trò tiên phong, xung kích trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn ngay từ những ngày trước, sau Tết và cả năm 2022; nắm chắc tình hình, chủ động phối hợp các cấp, các ngành, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra điểm nóng, đột xuất, bất ngờ; bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra dịp vui Tết đón xuân. Thường xuyên tham mưu với cấp ủy, chính quyền có các biện pháp bảo đảm tốt tình hình trật tự an toàn giao thông; kiềm chế làm giảm tai nạn giao thông; phòng, chống cháy nổ, chủ động, nỗ lực đấu tranh kiềm chế, ngăn chặn các tội phạm ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, giết người, cướp tài sản thường xảy ra trong thời gian này.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Công an Thành phố phối hợp các cơ quan liên quan, đẩy nhanh tiến trình điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật, bạo hành trẻ em xảy ra trên địa bàn, bởi đây là những hành vi phi nhân tính, đi ngược với đạo đức xã hội cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

* Cũng trong sáng 24/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2021, ngay sau khi dịch bùng phát trên địa bàn, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống trong các cơ quan, đơn vị; chủ động phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố, Quân khu 7 triển khai kịp thời nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; nhanh chóng kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch theo phương châm “5 tại chỗ”.

Với phương châm chỉ đạo “bình tĩnh, chủ động, quyết liệt, thần tốc truy vết, khoanh vùng, dập dịch”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố kịp thời phối hợp Sở Y tế và các cơ quan chức năng tham mưu UBND Thành phố thành lập Sở Chỉ huy điều hành, chỉ đạo phòng, chống dịch tại UBND Thành phố; tham mưu thành lập và xây dựng quy chế hoạt động tại các Trung tâm cách ly tập trung, bệnh viện điều trị Covid-19 do Thành phố quản lý.

Bộ Tư lệnh Thành phố chủ động đề xuất UBND Thành phố triển khai thực hiện 13 nhóm giải pháp khẩn cấp về phòng, chống dịch Covid-19; thiết lập và phục vụ tại 62 bệnh viện điều trị Covid-19; trong đó, lực lượng quân sự phục vụ, quản lý 20 bệnh viện, 8 khu cách ly, với hơn 6.000 giường bệnh điều trị cho người dân. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, tập trung lực lượng tổ chức, quản lý, duy trì nghiêm quy định và tham gia phục vụ các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và thực hiện giãn cách xã hội. Tổ chức thực hiện chiến dịch cao điểm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng địa chỉ” trao tặng 100.000 phần quà đến từng hộ gia đình để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tích nổi bật của Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh đã đạt được thời gian qua. Các cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh TP.  Hồ Chí Minh và Quân khu 7 đã đoàn kết, nỗ lực vượt khó trong hơn 100 ngày chống dịch căng thẳng nhất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân cả nước về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Thành phố và Quân khu 7 trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, tiếp tục duy trì nghiêm các chế độ trực, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; quản lý kỷ luật, rèn luyện chính quy, sẵn sàng phối hợp cùng các lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; làm tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Cùng với đó, bảo đảm đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sĩ trong dịp Tết; tiếp tục làm tốt công tác giúp đỡ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống dịch Covid-19; phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, hậu phương quân đội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

“Sau Tết khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ tuyển quân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mặt công tác, tiếp tục các cách làm sáng tạo, xây dựng tốt khu vực phòng thủ, đạt thành tích cao và toàn diện hơn nữa trong năm 2022”, Chủ tịch nước yêu cầu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 6 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 6 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 7 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 7 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 7 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 7 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 7 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.