Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Cát Hải vươn mình

Q.Danh-T.Nhân - 18:41, 27/04/2023

Xã Cát Hải, huyện Phù Cát (Bình Định) là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong chiến tranh, mảnh đất khô cằn, sỏi đá này phải gánh chịu mưa bom, bão đạn của quân thù nên vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Sau ngày đất nước giải phóng, từ một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, Cát Hải đã tận dụng tốt lợi thế sẵn có từng bước vươn mình. Những năm gần đây, nhờ các nguồn vốn hỗ của nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, người dân chí thú làm ăn, đời sống ngày càng sung túc hơn.

Mầm xanh trên vùng cát trắng

Cát Hải từng được mệnh danh là vùng đất “3 đèo, 4 động”, bởi xưa kia việc đi lại ở đây cách trở, phải vượt qua các đèo cao, đá núi lởm chởm, rồi phải đi qua nhiều vùng cát vun thành gò. Cũng bởi giao thông cách trở, Cát Hải gần như “biệt lập” với các địa phương khác.

Vốn có tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây hành, đậu phộng, nhưng từ năm 2002 trở về trước, Cát Hải chỉ có 1 hồ chứa nước nhỏ tại thôn Tân Thắng. Lượng nước hồ này chỉ tưới được khoảng 40ha, một hồ chứa khác ở thôn Vĩnh Hội còn nhỏ hơn, chỉ tưới được chừng 10ha. Vì vậy, hàng trăm ha đất canh tác đều nhờ nước trời. Diện tích đất trồng lúa, mỗi năm chỉ làm được 1 vụ đông xuân mà năng suất rất thấp, không quá 45 tạ/ha, người dân chẳng đủ gạo để ăn.

Cát Hải giờ đây đã mang dáng dấp một đô thị hiện đại
Cát Hải giờ đây đã mang dáng dấp một đô thị hiện đại

Tuy nhiên, năm 2003, người dân Cát Hải bỗng phát hiện có nhiều mạch nước ngầm rất dồi dào dưới lòng đất, phát hiện này đã mở ra hướng làm ăn mới. Ngay sau đó, gần cả ngàn chiếc giếng đóng ra đời, những diện tích canh tác mỗi năm 1 vụ lúa nhanh chóng được thay thế bằng cây hành, đậu phộng. Hành và đậu phộng thích hợp với đất cát lại có được nước tưới nên phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế rất cao, hơn hẳn trồng lúa. Chẳng bao lâu, cây hành và đậu phộng nhanh chóng phủ kín đồng đất Cát Hải và nhiều người đã có của ăn, của để.

Bà Võ Thị Hồng, người dân ở xã Cát Hải cho hay: Gia đình tôi có 5 sào trồng đậu phộng, 2 sào hành, mỗi năm cho thu nhập từ 70 – 80 triệu đồng. Vài năm trở lại đây, bà con trong thôn đã lắp đặt thiết bị tưới phun nước tự động trên ruộng hành, ruộng đậu phộng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không còn cảnh đói nghèo như trước.

Nhờ cây hành, nhiều người dân Cát Hải đã đổi đời
Nhờ cây hành, nhiều người dân Cát Hải đã đổi đời

Theo ông Lê Văn Diêu, Chủ tịch UBND xã Cát Hải, hiện nay, diện tích đất canh tác cây hành hàng năm ở Cát Hải là 440ha và diện tích trồng đậu phộng hàng năm dao động từ 360 – 380ha. Hầu hết những hộ sản xuất hành và đậu phộng ở Cát Hải đều đóng giếng, mạch nước ngầm lại không bao giờ cạn kiệt nên không lo về nước tưới, kể cả mùa hạn. Nhờ đó năng suất hành khô bình quân cả năm đạt từ 80 – 85 tạ/ha, năng suất đậu phộng (khô) bình quân đạt từ 34 – 36 tạ/ha. “Từ một vùng quê gian khó, thuần nông, người dân Cát Hải đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thoát nghèo, từng bước làm giàu ngay trên đồng đất quê mình”, ông Diêu phấn khởi chia sẻ thêm.

Một đô thị du lịch đang dần hiện hữu

Không chỉ đời sống người dân được âng lên, giờ đây, vùng đất Cát Hải đã “lột xác”, mang dáng dấp một đô thị và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Cú hích quan trọng giúp người dân xã Cát Hải đổi đời chính là tuyến đường ven biển ĐT 639 đi qua địa bàn xã được xây dựng hoàn thành vào năm 2003. Rồi hệ thống lưới điện, trường học, trạm y tế… được đầu tư từ Chương trình 135 và các nguồn vốn đầu tư khác đã mở đường cho Cát Hải vững bước đi lên.

Từ khi tuyến đường ven biển được nâng cấp, mở rộng đã mở ra cơ hội đổi đời cho nhân dân địa phương. Từ khi tuyến đường hoàn thành, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng. Kéo theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch ngày càng nhộn nhịp, đời sống người dân thay đổi thấy rõ. Dọc theo 17 km đường ven biển qua địa bàn xã Cát Hải, hàng loạt ngôi nhà cao tầng, nhà mái Thái sang trọng mọc lên san sát, tạo nét chấm phá cho vùng đất “3 đèo 4 động” heo hút một thời.

Cát Hải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bài bản, hiện đại
Cát Hải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bài bản, hiện đại

Hiện Cát Hải là địa điểm hấp dẫn thu hút khá nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái biển thuộc tuyến Phương Mai - Núi Bà. Nổi bật là dự án Trường Giáo dục kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam do Tập đoàn Kinder World (Singapore) đầu tư tại khu du lịch Tân Thanh với diện tích gần 60 ha. Từ đầu tháng 4/2018 đến nay, trường đã tổ chức đào tạo hàng chục lớp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư khác như: khu nghỉ dưỡng, an dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng quốc tế Hồng Bàng, dự án khu du lịch sinh thái Tân Thanh, dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Ban Mai… cũng đang được các nhà đầu tư triển khai trên địa bàn xã Cát Hải, hứa hẹn mang lại cơ hội để địa phương phát triển trong tương lai không xa.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Văn Diêu, cho biết: Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngành, chúng tôi tổ chức tuyên truyền vận động Nhân dân hiến cây, đất, dỡ bỏ công trình phụ để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại. Nhờ đó, từ một xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn đã nhanh chóng vươn lên trở thành xã nông thôn mới năm 2020. Sau khi về đích NTM, xã tiếp tục vận động người dân giữ vững các tiêu chí, tiến tới xây dựng NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 61,5 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 4,2%. Điểm nổi bậc là cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu cho đời sống người dân. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 3 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 5 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 6 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 11 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 13 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 14 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 25 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.