Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Canh đẻ...

Thanh Nguyễn - 07:42, 09/03/2025

Để ngăn chặn những người phụ nữ bụng mang dạ chửa, lặng lẽ vượt núi, rời bản... sang xứ người chờ ngày sinh để bán chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra - một Tổ công tác xã hội ở xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn, Nghệ An) được thành lập, lấy tên là "Tổ canh bào thai". Còn chúng tôi, gọi nôm na đó là... canh đẻ. Dẫu hôm nay, vấn nạn mua bán bào thai đã tạm lắng, nhưng công cuộc canh đẻ ở xã Hữu Kiệm hãy còn nóng hổi. Bởi chỉ cần một quãng ngơi nghỉ, thì tình trạng nhức nhối kia lại có nguy cơ tiếp diễn.

""Tổ canh bào thai" luôn bám làng, bám bản nắm bắt tâm tư, tuyên truyền vận động đồng bào hiểu rõ về pháp luật, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ảnh Tiến Hùng
"Tổ canh bào thai" luôn bám làng, bám bản nắm bắt tâm tư, tuyên truyền vận động đồng bào hiểu rõ về pháp luật, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ảnh Tiến Hùng

Vấn nạn nhức nhối

Một thời, Hữu Kiệm rộ lên vấn nạn mua bán bào thai. Một thời, những người phụ nữ bụng mang dạ chửa ở địa bàn này rời núi, rời bản... sang bên kia biên giới bán con.

Câu chuyện nhuốm đầy nước mắt  ấy, là vào những năm 2018, 2019. “Con số cụ thể thì phía lực lượng chức năng nắm, nhưng tôi nghĩ vì nhiều lí do nên họ cũng không muốn cung cấp. Tuy nhiên, ước tính cũng đến hàng chục người”, Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm La Văn Hà kể.

Điểm nóng của tình trạng này, rơi vào các bản làng người Khơ Mú Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2 và Huồi Thợ. Mỗi đứa bé sinh ra, được bán với giá dao động từ 40-80 triệu đồng. 

Đi tìm nguyên nhân của câu chuyện bi thương này, chúng tôi nhận thấy, so với các dân tộc khác trong xã, người Khơ Mú có cuộc sống nghèo khó hơn, nhận thức về xã hội và pháp luật còn hạn chế. Vì thế, họ không coi việc mua bán bào thai, kể cả của chính mình là phạm pháp, là tội ác. Đau lòng hơn, nhiều trường hợp từng là nạn nhân buôn người lại quay trở về địa phương để lừa bán người khác, kể cả chính người thân của mình… trong một vòng xoáy đầy nhức nhối.

Những năm 2018, bản Đỉnh Sơn 2 xã Hữu Kiệm là điểm nóng của vấn nạn mua bán bào thai - ảnh: Tiến Hùng
Những năm 2018, 2019 bản Đỉnh Sơn 2 xã Hữu Kiệm là điểm nóng của vấn nạn mua bán bào thai - Ảnh: Tiến Hùng

Chủ tịch xã Hữu Kiệm giãi bày thêm: Vì nhận thức của người dân còn thấp, đời sống còn quá khó khăn nên nhiều phụ nữ nơi đây trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Khi tiếp cận phụ nữ mang thai, chúng thường bảo rằng, bán con sẽ có một khoản tiền lớn để trang trải. Rồi có thêm tiền để nuôi những đứa con còn lại tốt hơn. Vì thế nên nhiều người mới không suy nghĩ gì mà đồng ý đi bán con.

Những bào thai chín tháng mang nặng đẻ đau chỉ để đổi lấy mấy chục triệu đồng trong những cuộc ngã giá chóng vánh. Cuộc mua bán bào thai, chúng tôi nghĩ, đó chính là hành động mua bán người… từ khi còn “trứng nước”. Chưa rõ hình hài, thậm chí chưa rõ giới tính… những bào thai ấy, đã được mối lái, bán ra nước ngoài chỉ vì cái lợi hữu hình trước mắt.

"Tổ canh bào thai" lắng nghe chia sẻ của những người dân - ảnh: Tiến Hùng
"Tổ canh bào thai" lắng nghe chia sẻ của những người dân. Ảnh: Tiến Hùng

Những người “canh đẻ”

Không thể để một vấn nạn xã hội tiếp diễn, không thể đang tâm nhìn những phụ nữ dứt ruột bán con… những “Tổ canh bào thai” đã được thành lập ở xã Hữu Kiệm để ngăn chặn bằng những giải pháp quyết liệt.

Thế rồi, từ năm 2019, ở các bản Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2 và Huồi Thợ đã thành lập các “Tổ phòng, chống mua bán bào thai và mua bán người”, hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn: “Tổ canh bào thai”. Chúng tôi thì liên tưởng, đó là những người “canh đẻ”.

Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm - La Văn Hà chia sẻ thêm: Tổ có khoảng 10 thành viên, bao gồm lãnh đạo UBND xã và các lực lượng như Công an, quân sự, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là các Trưởng bản. Tổ có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, vận động để ngăn chặn hành vi mua bán người nói chung và mua bán bào thai nói riêng.

Để “canh đẻ” hiệu quả, các thành viên trong Tổ sẽ phải nắm bắt tình hình, lên danh sách những phụ nữ trên địa bàn đang mang thai để theo dõi, trong đó có việc yêu cầu họ ký cam kết không đi bán con. Hằng tuần, các thành viên trong Tổ sẽ đến từng nhà để theo dõi, tuyên truyền, vận động. Khi xác minh đúng một người mang thai, Tổ sẽ ghi cụ thể tên tuổi, số tháng thai kỳ, khi nào mẹ tròn con vuông, thì đánh dấu đưa ra khỏi danh sách giám sát.

Có tổ tuyên truyền, có hương ước… nhận thức người dân được nâng lên - ảnh: Tiến Hùng
Có Tổ tuyên truyền, có hương ước… nhận thức người dân về bảo vệ chăm sóc trẻ em được nâng lên. Ảnh: Tiến Hùng

Huồi Thợ - một bản có 218 hộ đồng bào Khơ Mú, nằm ở trung tâm xã, nên công tác tuyên truyền, vận động thêm vất vả. Nằm trong Tổ “canh đẻ”, Trưởng bản Moong Văn Thành không bao giờ quên những hỉ, nộ, ái, ố khi đi tuyên truyền, vận động bà con không mua bán bào thai những năm trước kia.

“Nghĩ đến những phụ nữ mang thai rồi dứt tâm bán bỏ con mình, sao không phẫn nộ chứ. Giận, buồn… nhưng cũng rất thương họ, vì nghèo khó, vì nhận thức không đầy đủ, lại nhẹ dạ, cả tin. Nhưng, những người phụ nữ được tuyên truyền, vận động và mẹ tròn con vuông ngay tại bản, thì lòng tôi lại cảm thấy rất vui và hạnh phúc”, anh Thành tâm sự.

Đã có hàng chục trường hợp vác bụng sang xứ người bán con, nhưng chưa có trường hợp nào được xử lý. Nguyên do là bởi chưa có quy định xử lý của pháp luật về hành vi mua, bán bào thai. Vậy là, Ban quản lý các bản đã họp, tự đề ra hương ước xử phạt những trường hợp vi phạm, với số tiền 10 triệu đồng.

Có Tổ tuyên truyền, có hương ước… nhận thức người dân từng bước được nâng lên. Ngoài phối hợp với cán bộ phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Trưởng các bản, Công an xã Hữu Kiệm còn cử luôn một số cán bộ là người Khơ Mú, trực tiếp nằm vùng tại các bản để nắm thông tin. Mỗi tuần 2 lần, Tổ công tác đến nhà thai phụ nắm tình hình, hỏi thăm sức khỏe của họ; đồng thời, yêu cầu làm rõ những người lạ đến bản với mục đích gì.

Hôm nay, vấn nạn mua bán bào thai đã tạm lắng ở Hữu Kiệm, nhưng về lâu dài, cần một quy định cụ thể gắn với chế tài xử lý theo luật định. Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm La Văn Hà cho biết: Nếu không cụ thể hóa bằng Luật, thì rất khó để xử lý mạnh tay và triệt để. Bởi, vẫn còn đó những trường hợp đi làm ăn xa cả năm trời, họ mang bầu lúc nào, sinh đẻ lúc nào vẫn không nắm được cụ thể. Phải có Luật, để xử lý nghiêm những kẻ mua bán bào thai, thì may ra...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Suốt chặng đường lên Lùng Chin Thượng và Lùng Chin Hạ, Thiếu tá Nguyễn Thành Luận - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) say sưa kể cho tôi nghe về niềm vui của những hộ gia đình đã được cán bộ, chiến sĩ của Đồn hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố. Phải chăng vì thế mà cung đường bé như sợi dây giăng mắc nguyệch ngoạc từ trung tâm xã Thèn Chu Phìn lên tít những đỉnh mù sương ấy như gần hơn, thẳng ra và ngắn lại hơn bởi sự háo hức, mong chờ...
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 12/05/2025
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:34, 12/05/2025
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 18:33, 12/05/2025
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 18:32, 12/05/2025
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 18:18, 12/05/2025
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 17:51, 12/05/2025
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 17:25, 12/05/2025
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 16:59, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 16:47, 12/05/2025
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).