Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần tư duy mới để cải tạo chung cư cũ

PV - 09:40, 15/05/2021

Số liệu từ Phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), hiện toàn thành phố có 1.579 chung cư cũ, hầu hết được xây dựng trong giai đoạn 1960 đến 1992.

Chung cư cũ tại Hà Nội ngày một già nua, nguy hiểm do quá tải. Ảnh: Quang Vinh
Chung cư cũ tại Hà Nội ngày một già nua, nguy hiểm do quá tải. Ảnh: Quang Vinh

Nhưng cũng thật đáng buồn là đã 20 năm trôi qua thì cũng chỉ khoảng 1,14% trong tổng số hơn 1.500 chung cư cũ, khu tập thể cũ được sửa chữa, cải tạo, làm mới.

Tới thời điểm này, nhiều ý kiến cho rằng không thể chần chừ trong việc cải tạo hệ thống chung cư, nhà tập thể cũ tại Thủ đô được nữa. Với Hà Nội, “tấc đất tấc vàng” đúng theo nghĩa đen, trong khi những chung cư cũ thấp tầng chiếm rất nhiều diện tích đất vẫn cứ tồn tại một cách lay lắt thì cũng chính là lãng phí.

Khó cho cả dân lẫn doanh nghiệp

Người ta dẫn ra nhiều lý do giải thích cho việc chung cư cũ chậm được cải tạo, xây mới. Trong đó, có 2 lý do chính. Một là từ phía người dân tại các chung cư cũ: Không đồng thuận trong việc đền bù, nhận hay không nhận nhà xã hội và cũng không đồng ý cách xếp căn hộ mới ở chung cư nơi họ đang ở sau khi được xây mới. Hai là, phía doanh nghiệp cũng không mặn mà với dự án vì di dời dân khó khăn, và đặc biệt là bị khống chế chiều cao khi xây mới nên không có lãi, trong khi vốn phải bỏ ra rất lớn, thời gian xây dựng kéo dài nên chậm thu hồi vốn.

Chính vì thế, để có thể đẩy tiến độ cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội, lúc này rất cần tư duy mới đột phá.

Trong tổng số 1.579 chung cư cũ tại Hà Nội, hầu hết được xây dựng trong giai đoạn 1960 đến 1992. Diện tích căn hộ cũ phần lớn từ 30-50 m2/căn; cá biệt tại Khu tập thể Văn Chương (quận Đống Đa), khoảng 70% số căn hộ có diện tích nhỏ hơn 30 m2.

Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đã tự cơi nới, sửa chữa để “sống tạm”, khá nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới mỹ quan đô thị. Theo thời gian, do không được duy tu bảo trì thường xuyên, hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, dẫn đến nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, một số hư hại nặng, nguy hiểm an toàn kỹ thuật kết cấu công trình.

Theo Phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), trong số 401 chung cư cũ được kiểm định có 80 chung cư cũ nguy hiểm mức độ D (cấp độ nguy hiểm nhất). Nhưng thành phố cũng chỉ mới chỉ triển khai được 32 dự án cải tạo chung cư cũ với 18 dự án hoàn thành; trong đó có 2 dự án đã được đưa vào sử dụng, 14 dự án đang triển khai.

Vẫn theo Sở Xây dựng Hà Nội, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ còn nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế chính sách, về các chỉ tiêu dân số, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và xây dựng bị khống chế theo quy định và sự không thống nhất của các chủ sở hữu nhà chung cư. Điều này dẫn đến tiến độ triển khai rất chậm, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cuộc sống sinh hoạt và sự an toàn của hàng nghìn cư dân.

Tương tự, ông Hoàng Văn Cường - ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng cơ chế về cải tạo chung cư cũ đưa ra quá nhiều ràng buộc dẫn đến không giải quyết được. Ví dụ, người tái định cư phải được gấp đôi diện tích ban đầu, nhưng mặt khác quy hoạch lại không cho tăng diện tích, tăng tầng.

“Luật pháp không có quy định cải tạo chung cư cũ phải đền gấp 2 lần, nhưng tiêu chuẩn nhà ở quy định chỗ ở mới đạt tiêu chuẩn thấp nhất phải là 25 m2 chứ không phải 15 m2. Như vậy, phải xây gấp đôi mới đủ tái định cư và rõ ràng cải tạo chung cư cũ bị vướng mắc về tiêu chuẩn nhà ở” - ông Cường nhấn mạnh.

Được biết, năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã cho thí điểm xã hội hóa quy hoạch chung cư, đưa ra 30 khu chung cư cũ điển hình để kêu gọi nhà đầu tư nghiên cứu ý tưởng quy hoạch. Sau đó đã nhận 19 nhà đầu tư đăng ký, các nhà đầu tư tự nguyện bỏ kinh phí. Song các giải pháp quy hoạch đều không phù hợp với quy hoạch chung tăng chiều cao, tăng mật độ dân số… Mới đây, cũng có 22 phương án báo cáo thành phố nhưng đều vượt, gấp đôi, gấp ba quy hoạch chung.

Do đó, lại bế tắc. Mà bế tắc ở đây chính là quyền lợi của doanh nghiệp.

Mạnh dạn “gỡ nút thắt”

Để “gỡ nút thắt” cho việc cải tạo, xây mới chung cư cũ, mới đây Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng Đề án khung, cơ chế chính sách cải tạo chung cư cũ mang tính tổng thể hơn, không chỉ đề xuất cơ chế chính sách mà cả giải pháp. Hà Nội cũng đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt trong giải quyết được các vướng mắc.

Theo đó, Hà Nội dự kiến phân loại 3 nhóm chung cư, tập thể cũ để có chính sách riêng cho từng nhóm. Trong số đó, nhóm 1 gồm các khu tập thể với nhiều tòa chung cư như Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Bạch Mai, Ngọc Khánh; nhóm 2 gồm 5-7 nhà tập thể cũ; nhóm 3 là các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tiến hành tổng kiểm định các chung cư cũ (phân theo chất lượng A, B, C, D) nhằm ưu tiên xử lý các trường hợp xuống cấp nghiêm trọng cấp độ D, C để cải tạo đồng bộ với đề án của thành phố.

Nhìn chung là sẽ cải tạo chung cư cũ theo 3 mô hình cấp độ.

Mô hình 1 là khu chung cư cũ (quy mô lập đồ án quy hoạch chi tiết).

Mô hình 2 là nhóm chung cư cũ quy mô lập tổng mặt bằng, thực hiện như mô hình 1 đối với trường hợp diện tích đất nhỏ; nếu chưa khả thi hiệu quả đầu tư thì có thể nghiên cứu theo mô hình 3.

Mô hình 3 là tập hợp các chung cư độc lập, đơn lẻ quy mô lập tổng mặt bằng nhà đơn lẻ, thực hiện theo phương thức quy gom tái định cư tại chỗ trên địa bàn phường, quận; bố trí tái định cư gộp các chung cư cũ đơn lẻ vào một số quỹ đất chung cư cũ hiện có, giải phóng một số quỹ đất có giá trị để phát triển công trình kinh doanh thương mại dịch vụ và nhà ở thương mại với khu vực được bổ sung dân số, tăng tính khả thi đầu tư dự án.

Đó là những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, để có thể giải quyết đồng bộ thì cần phải có một lối tư duy hoàn toàn mới và thật sự mang tính khả thi.

Theo ông Nghiêm, muốn cải tạo chung cư cũ cần hợp chung 4 yếu tố để đánh giá: Một là kiểm định an toàn của chung cư; hai là chất lượng sống ở các khu chung cư; ba là môi trường sống, gắn với hạ tầng kỹ thuật xung quanh; bốn là vị trí của các khu chung cư. Hiện nay, 1.579 chung cư ở 76 vị trí khác nhau, cần rà soát, thống kê, phân tích để đặt vấn đề điều chỉnh quy hoạch. Thêm vào đó, cần tính đến giá trị văn hóa của các chung cư cũ này, đặt vấn đề những công trình có giá trị về kiến trúc, giá trị về văn hóa.

Nhưng, với cách nhìn thực tế, nhiều ý kiến cho rằng tư duy mới ở đây chính là phải bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như doanh nghiệp đầu tư cải tạo, xây mới chung cư cũ. Nếu không nhìn thẳng vào vấn đề để gỡ nút thắt thì vẫn sẽ ì ạch, hoặc là những tranh chấp không dễ gỡ./.

Theo thạc sĩ Vương Phan Liên Trang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Encity thì khi giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần sự vào cuộc của 4 nhà, là Nhà nước, nhà chuyên môn, nhà doanh nghiệp và người dân.

“Nhiều người dị ứng với việc cải tạo nhà cao tầng, trong khi nhà cao tầng không phải thủ phạm và yếu tố duy nhất gây ra quá tải, mà thực tế việc quá tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ dân cư, mặt sàn, dân số… Chúng ta cứ bảo phải giãn dân, giảm dân số nhưng những đồ án được phê duyệt dân số vẫn tăng lên trong khi hạ tầng cũ và thiếu” - thạc sĩ Trang nêu ý kiến và cho rằng, khi đưa ra giải pháp chúng ta không chỉ nhìn nhận riêng về tầng cao mà cần có cái nhìn tổng quát hướng tới những giải pháp đi kèm, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 9 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 9 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 10 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 10 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 10 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.